BLLĐ 2019: NLĐ sẽ không được hưởng lương những ngày nghỉ sau

Chủ đề   RSS   
  • #560715 20/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    BLLĐ 2019: NLĐ sẽ không được hưởng lương những ngày nghỉ sau

    Những ngày nghỉ không được hưởng lương của Người lao động

    Nghỉ không hưởng lương - Ảnh minh họa

    Bộ luật lao động 2019 có những chính sách mới dành cho người lao động, trong đó việc nghỉ phép chia thành những ngày nghỉ được hưởng lương và những ngày nghỉ không được hưởng lương. Dưới đây là những ngày nghỉ không hưởng lương của NLĐ.

    1. Nghỉ hàng tuần

    Điều 111 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ) quy định:

    1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

    Theo quy định nêu trên, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (tức 1 ngày)/ tuần, đó là ngày nghỉ mà NLĐ không được hưởng lương. Trong trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng với 1 số ngày nghĩ lễ, Tết hàng năm, người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, ngày nghỉ bù này cũng được coi là nghỉ hàng tuần nên người lao động sẽ không được hưởng lương.

    2. Những ngày nghỉ hàng năm mà chưa nghỉ

    Khác với BLLĐ 2012, việc thanh toán lương những ngày chưa nghỉ tại Khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 được quy định như sau:

    “3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

    Chiếu theo điều khoản trên, chỉ trong trường hợp bị thôi việc, mất việc làm thì người lao động mới được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. So với quy định tương ứng tại Khoản 1 Điều 114 BLLĐ 2012: "Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ." có thể thấy với quy định mới, người lao động sẽ phải sắp xếp nghỉ đủ những ngày chưa nghỉ trong năm để vừa bảo đảm quyền lợi hưởng lương vừa có thể cân bằng việc nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

    Tuy nhiên khi xảy ra trường hợp cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nhu cầu làm việc xuyên suốt một năm và thỏa thuận về việc trả lương cho những ngày chưa nghỉ thì họ sẽ gặp khó khăn với quy định như trên.

    3. Nghỉ việc riêng

    Khoản 2 Điều 115 BLLĐ quy định:

    “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.”

    Ngày nghỉ việc riêng không hưởng lương được áp dụng khi người lao động nghỉ vì lý do người thân mất hoặc người thân kết hôn và không quy định thời gian phải thông báo trước vì có thể những ngày này là sự kiện bất ngờ.

    4. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận

    Khoản 3 Điều 115 BLLĐ cũng quy định, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về những ngày nghỉ không hưởng lương. Theo đó, tùy vào nội quy doanh nghiệp hoặc nội dung thỏa thuận mà người lao động sẽ có những ngày nghỉ không hưởng lương khác.

    Như vậy cũng như quy định hiện hành tại BLLĐ 2012, BLLĐ 2019 (hiệu lực từ 01/01/2021) có những trường hợp luật định người lao động sẽ nghỉ mà không được hưởng lương, trong đó trường hợp những ngày nghỉ phép năm sẽ không được hưởng lương nếu chưa nghỉ là một điểm mới so với BLLĐ 2012.

    Mời bạn đọc đóng góp ý kiến về những trường hợp nghỉ không được hưởng lương khác của người lao động!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 20/10/2020 02:16:16 CH
     
    2563 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (21/10/2020) ThanhLongLS (20/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560866   23/10/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần


    trường hợp những ngày nghỉ phép năm sẽ không được hưởng lương nếu chưa nghỉ là một điểm mới so với BLLĐ 2012.

    => Thực tế thì BLLĐ 2012 cũng y chang như vậy, phép năm chưa nghỉ hết thì cũng không được hưởng lương (trừ khi nghỉ việc).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hiesutran159 (23/10/2020)
  • #560868   23/10/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


     

    ntdieu viết:

     

    trường hợp những ngày nghỉ phép năm sẽ không được hưởng lương nếu chưa nghỉ là một điểm mới so với BLLĐ 2012.

    => Thực tế thì BLLĐ 2012 cũng y chang như vậy, phép năm chưa nghỉ hết thì cũng không được hưởng lương (trừ khi nghỉ việc).

     

     

    Em có thấy anh comment nội dung này, em có chút thắc mắc muốn hỏi.

    Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về thanh toán lương những ngày chưa nghỉ, Điều này có hướng dẫn như sau:

    Tại Khoản 3, Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

    3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

    b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

    Nhưng theo hướng anh nói, là "thực tế thì" vậy nghĩa là anh dựa trên thực tế tại các cơ sở lao động hay sao ạ? Mong anh giải đáp.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 24/10/2020 07:56:45 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2020) ntdieu (24/10/2020)
  • #560906   24/10/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần


    Bạn đọc kỹ mà xem, điều khoản bạn trích dẫn ở nghị định 05 đó hướng dẫn về "tiền lương làm căn cứ trả cho NLĐ", hoàn toàn không hướng dẫn về "lý do khác" là lý do gì. 

    Có nghĩa là ở BLLĐ 2012 cùng với các văn bản dưới luật cũng chỉ quy định các trường hợp được lãnh lương ngày phép chưa nghỉ là khi NLĐ nghỉ việc, còn những ai vẫn tiếp tục làm việc mà chưa nghỉ hết ngày phép thì tùy tâm ở NSDLĐ mà thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #571682   29/05/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    "Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm" => vậy thời gian đi đường này là tính như nghỉ không lương nhỉ? Vậy thì đây có được tính là một trong những trường hợp nghỉ không hưởng lương như bạn nói?

     
    Báo quản trị |