Binh sĩ tại ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự thì thân nhân được hưởng những chính sách nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603000 02/06/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Binh sĩ tại ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự thì thân nhân được hưởng những chính sách nào?

    Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, ngoài việc binh sĩ tại ngũ sẽ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định thì người thân ở nhà có được hưởng chính sách gì hay không? 

     

    Binh sĩ tại ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự thì người thân ở nhà được hưởng những chính sách nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về chế  độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ như sau:

    - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

    - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

    - Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, ngoài việc binh sĩ tại ngũ sẽ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định thì thân nhân của binh sĩ tại ngũ đó cũng sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định nêu trên.

    Binh sĩ tại ngũ khi tham gia nghĩa vụ quân sự sau này có được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:

    - Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

    - Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

    - Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

    - Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

    - Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

    - Được ưu đãi về bưu phí;

    - Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

    - Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

    - Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

    - Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

    - Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

    Như vậy, khi binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định nêu trên

    Nguồn kinh phí đảm bảo cho các công tác chính sách cho binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 53 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

    - Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của bộ, cơ quan trung ương.

    - Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương.

    - Kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của doanh nghiệp, tổ chức khác do doanh nghiệp, tổ chức đó tự bảo đảm.

    Như vậy, khi nguồn ngân sách để đảm bảo cho công tác chi trả chính sách cho binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự là từ ngân sách trung ương  bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của bộ, cơ quan trung ương, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của bộ, cơ quan trung ương và kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của doanh nghiệp, tổ chức khác do doanh nghiệp, tổ chức đó tự bảo đảm.

    Từ những căn cứ nêu trên, khi binh sĩ phục vụ tại ngũ thì sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định pháp luật. Ngoài ra, thân nhân ở nhà cũng sẽ được hưởng chính sách riêng dành cho thân nhân của binh sĩ tại ngũ.

     
     
    148 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận