Biện pháp xử lý người ban hành văn bản trái luật đã thật sự triệt để?

Chủ đề   RSS   
  • #438948 18/10/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Biện pháp xử lý người ban hành văn bản trái luật đã thật sự triệt để?

    Bộ luật hình sự 2015 vừa rồi có thể nói là sai sót lớn nhất trong lịch sự lập pháp nước nhà từ trước đến giờ, trước đó vẫn có những sai sót nhưng đó là những văn bản thuộc nhóm Nghị định, Thông tư hoặc là Quyết định, nói nôm na là cấp thấp hơn. Hôm nay, lại có tin Bộ Tư pháp lại phát hiện thêm 30 văn bản trái luật nữa.

    Như vậy, tình trạng ban hành văn bản trái luật từ trước đến giờ chưa bao giờ là giảm, rà soát lại các quy định xem có quy định nào quy trách nhiệm của người ban hành văn bản trái luật không thì có, đó là tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP, cụ thể là Điều 134:

    Điều 134. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật

    1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.

    2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:

    a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

    b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được kết luận kiểm tra, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc xem xét, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    Quy định trên giấy nghe có vẻ hoàn hảo, nhưng thực tế có áp dụng đúng như quy định không nhỉ, khi càng ngày, mình thấy càng phát hiện ra nhiều văn bản trái luật?

    Nhiều văn bản trái luật xuất hiện thì càng gây khó khăn, cản trở cho người dân thực hiện, đặc biệt, hệ lụy của nó có thể ảnh hưởng cả đến những chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn hoặc lâu dài của doanh nghiệp. Vậy thì làm gì để không có tình trạng ban hành văn bản trái luật nữa?

    Mời các bạn cho mình ý kiến về vấn đề này nhé!

     
    2671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438977   18/10/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Hẳn là không triệt để rồi bạn ơi, nếu không đã không có những vấn đề to lớn bạn nêu ra. Cụ thể như Quyết định 567/QĐ-BTC về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện có nội dung trái pháp luật- đã có hiệu lực được hơn 1 năm, h Bộ tư pháp mới kiến nghị rằng một số nọi dung ban hành không đúng thẩm quyền khi mà Bộ Tài chính chỉ có thẩm quyền quy định việc xác định giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, chứ không được giao thẩm quyền công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên.

     
    Báo quản trị |