Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:
Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, biên bản ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn được coi là chứng cứ khi kiện cáo. Vì thế, các quy định trong biên bản ghi nhớ vẫn làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.
Thông thường, bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu các bên có thỏa thuận khác và cùng đồng ý thay đổi điều khoản của biên bản ghi nhớ. Sự thay đổi này không làm phương hại đến lợi ích của các bên, hay bất kỳ bên thứ ba nào khác. Cũng như không trái với quy định của pháp luật thì các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung của biên bản ghi nhớ.
Tuy nhiên, sự thay đổi này phải được chú thích rõ trong bản hợp đồng ký kết sau cùng, để tránh gây nhầm lẫn, khó khăn trong việc giải quyết khi thực hiện hay có tranh chấp phát sinh. Và thông thường việc ký kết hợp đồng cuối cùng sẽ làm cho một số biên bản ghi nhớ đương nhiên hết hiệu lực. Theo đó, hiện nay hợp đồng đã hết hiệu lực và công ty bạn muốn thay đổi nhà cung cấp thì công ty bạn cũng không phải tuân theo nội dung đã cam kết trong biên bản họp ở trên.
Luật sư: Nguyễn Xuân Toán - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Điện thoại:098 7476 885 Email: toanvanchuong@gmail.com
Địa chỉ: 33/20 Ngõ Văn Chương – Phường Văn Chương – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội – Việt Nam.