Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề

Chủ đề   RSS   
  • #532535 05/11/2019

    lenguyen912

    Female
    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 9 lần


    Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề

    Anh T vào làm việc tại công ty X theo hợp đồng không xác định thời hạn từ năm 2010. Tháng 6/2017, công ty X cử anh đi học nghề 6 tháng ở nhật bản, với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong.

    Ngày 15/11/2018, anh T xin phép nghỉ 6 ngày ( 1 tuần làm việc) để về quê chăm sóc mẹ đang bị ốm nhưng giám đốc công ty X không đồng ý vì lý do doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thành hợp đồng để giao nộp sản phẩm cho đối tác. Tuy nhiên mẹ ốm nặng nên anh T đã tự ý nghỉ việc 6 ngày. Ngày 20/12/2018, công ty X đã họp xử lý kỷ luật vắng mặt anh T và ra quyết định sa thải anh.

    vậy  luật sư cho em hỏi anh T có phải trả chi phí đào tạo nghề không nếu như việc sa thải anh T của công ty X là trái luật ạ

     

     
    7708 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lenguyen912 vì bài viết hữu ích
    tieugem (06/11/2019) ThanhLongLS (06/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532574   05/11/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 43 BLLĐ 2012 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

    Như vậy, pháp luật lao động hiện hành chỉ quy định người lao động phải  hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật lao động 2012.

    Theo khoản Điều 62 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề như sau:

    “2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo”

    Như vậy, nội dung hợp đồng đào tạo nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về việc người lao động bị sa thải sau khi được cử đi đào tạo nghề ở nước ngoài về thì phải bồi thường chi phí đào tạo. Người lao động chỉ phải bồi thường trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. 

    Do đó, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng đào tạo nghề giữa bạn và công ty chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường mà không có quy định về việc bị sa thải sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo thì việc công ty yêu cầu bạn bồi thường là không có căn cứ.Còn nếu hợp đồng đào tạo bạn ký với công ty có thỏa thuận rõ về việc sa thải sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo thì việc công ty yêu cầu bạn bồi thường là có căn cứ và bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty. Việc sa thải của công ty là trái luật thì người lao động cũng không phải trả phí này nếu như người lao động được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoặc phán quyết họ không phải trả.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/11/2019) tieugem (06/11/2019) lenguyen912 (10/11/2019) ngoctu0110 (16/11/2020)
  • #532618   06/11/2019

    Cũng tình huống trên đó, cháu xin hỏi thêm:

    1. Anh T cần đưa ra cơ sở nào để cho rằng mình nghỉ việc là hợp pháp?

     2. Công ty X ra quyết định sa thải anh T có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao?

    3. Giả sử việc sa thải anh T của công ty X là trái pháp luật thì anh T được hưởng những quyền lợi gì? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieugem vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/11/2019)
  • #532753   10/11/2019

    lenguyen912
    lenguyen912

    Female
    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 9 lần


    cảm ơn luật sư, cháu có thể hỏi thêm là lí do nghỉ việc của anh T có chính đáng không khi vi phạm quy định về số ngày nghỉ ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lenguyen912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/11/2019)