“Sao mày ngủ như heo vậy”, “đồ ngu như b*”, “suốt ngày sủa như ch*”, không hiếm khi thường xuyên nghe những lời lẽ như thế này kể cả lúc đùa dỡn, lúc cáu giận,... Tuy nhiên, danh dự, nhân phẩm của người khác được pháp luật bảo vệ không ai có quyền xúc phạm làm tổn hại đến tinh thần của người đó.
Tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó khi có yêu cầu, Tòa án giải quyết về việc bồi thường thiệt hại theo quy định trên, nếu các bên không thỏa thuận được thì mức tối đa bồi thường không quá 10 lần mức lương cơ sở.
Lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đến ngày 1/7/2020 mức lương này tăng lên 1.600.000 đồng/tháng (Căn cứ: Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Quốc hội ban hành)
<=> <10 lần mức lương cơ sở từ 1/7/2020 là 16.000.000 đồng
Ngoài ra nếu hành vi trên gây thiệt hại nghiêm trọng đến người bị xâm phạm thì có thể tiến hành xem xét xử lý theo pháp luật hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác.
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 24/12/2019 10:59:31 SA