Bị công ty ép thay đổi vị trí công việc khác khi đang thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #505039 17/10/2018

    Bị công ty ép thay đổi vị trí công việc khác khi đang thử việc

    Xin chào Luật sư,

    Tôi gặp phải vấn đề trong lúc chuyển công việc mới như sau, mong sự tư vấn từ luật sư để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:

    - Tôi được công ty mới mời phỏng vấn thành công và tuyển dụng với chức danh Phụ trách Kiểm soát dự án (có thư mời nhận việc từ đại chỉ email bộ phận Nhân sự của công ty này ghi rõ Chức danh, Địa điểm, Thời gian làm việc, Lương và chế độ làm việc khác, Thời gian thử việc: Tối đa 2 tháng). Và tôi đã trả lời xác nhận từ email cá nhân của tôi đồng ý với nội dung Thư mời nhận việc đó, và hẹn 30 ngày để tôi bàn giao công việc ở công ty cũ, phía công ty mới đồng ý.
    - Tôi xin nghỉ ở công ty cũ và hoàn thành các thủ tục bàn giao sau đó bắt đầu vào nhận việc đúng hẹn.Tuy nhiên khi vào làm được 2 tuần (không có ký kết thỏa thuận thử việc), phía công ty mới ra quyết định điều chuyển nhân sự điều tôi làm vị trí thuộc bộ phận bảo trì (tính chất công việc hoàn toàn khác không phù hợp với kinh nghiệm, chuyên môn và nguyện vọng của tôi khi ứng tuyển vào đây) với lý do cơ cấu lại công ty - xin nói rõ trước khi ra quyết định điều chuyển này không hề thông báo để thỏa thuận lại với tôi mà đơn phương bắt tôi phải chấp hành). Tôi rơi vào tình thế như bị lừa đảo vì phía công ty cũ đã ra quyết định chấm dứt HĐLĐ của tôi trước đó vài ngày).

    - Kết quả là tôi không thể làm ở công ty cũ nữa, và ở công ty mới này vị trí tôi ứng tuyển và thỏa thuận đã hoàn toàn khác. Một tình thế dỡ khóc dỡ cười !

    Với trường hợp của tôi như vậy, tôi xin hỏi Công ty mới có vi phạm pháp luật lao động không? Và tôi muốn khiếu nại thì liên hệ đến cơ quan nào? Trong thời gian khiếu nại, tôi có phải chấp hành Quyết định điều chuyển đó không và tôi có được hưởng lương không nếu tôi không chấp hành mà vẫn làm công việc như thư mời việc?

    Xin luật sư tư vấn giúp, cảm ơn luật sư !

     
    3658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505097   18/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 26 BLLĐ 2012 quy định về thử việc như sau:

    “1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc”.

    Và Điều 27 BLLĐ 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

    “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.

    Theo thông tin bạn cung cấp: Thời gian thử việc công việc của bạn là tối đa 2 tháng, tuy nhiên khi vào làm được 2 tuần (không có ký kết thỏa thuận thử việc), phía công ty mới ra quyết định điều chuyển nhân sự điều tôi làm vị trí thuộc bộ phận bảo trì (tính chất công việc hoàn toàn khác không phù hợp với kinh nghiệm, chuyên môn và nguyện vọng của bạn khi ứng tuyển vào đây) với lý do cơ cấu lại công ty. Theo đó, có thể thấy công ty luân chuyển công việc của bạn trong thời gian thử việc hay nói cách khác là công ty đã thử việc 3 công việc trong thời gian thử việc. Do vậy, theo căn cứ trên thì công ty đã vi phạm về pháp luật lao động.

    Điều 29 BLLĐ quy định kết thúc thời gian thử việc như sau:

    “1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.

    Theo căn cứ trên ta thấy việc thử việc có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào trong thời gian thử việc mà không cần báo trước, do đó nếu bạn khiếu nại công ty vi phạm pháp luật lao động thì công ty có thể chấm dứt công việc của bạn bất cứ lúc nào trong thời gian thử việc này. Do vậy, trong trường hợp này bạn nên thực hiện công việc hết thời gian thử việc, sau khi ký được hợp đồng lao động với công ty thì bạn có thể tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    dangnbk (18/10/2018)
  • #505112   18/10/2018

    thanhtungrcc viết:

    Điều 26 BLLĐ 2012 quy định về thử việc như sau:

    “1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc”.

    Và Điều 27 BLLĐ 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

    “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.

    Theo thông tin bạn cung cấp: Thời gian thử việc công việc của bạn là tối đa 2 tháng, tuy nhiên khi vào làm được 2 tuần (không có ký kết thỏa thuận thử việc), phía công ty mới ra quyết định điều chuyển nhân sự điều tôi làm vị trí thuộc bộ phận bảo trì (tính chất công việc hoàn toàn khác không phù hợp với kinh nghiệm, chuyên môn và nguyện vọng của bạn khi ứng tuyển vào đây) với lý do cơ cấu lại công ty. Theo đó, có thể thấy công ty luân chuyển công việc của bạn trong thời gian thử việc hay nói cách khác là công ty đã thử việc 3 công việc trong thời gian thử việc. Do vậy, theo căn cứ trên thì công ty đã vi phạm về pháp luật lao động.

    Điều 29 BLLĐ quy định kết thúc thời gian thử việc như sau:

    “1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.

    Theo căn cứ trên ta thấy việc thử việc có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào trong thời gian thử việc mà không cần báo trước, do đó nếu bạn khiếu nại công ty vi phạm pháp luật lao động thì công ty có thể chấm dứt công việc của bạn bất cứ lúc nào trong thời gian thử việc này. Do vậy, trong trường hợp này bạn nên thực hiện công việc hết thời gian thử việc, sau khi ký được hợp đồng lao động với công ty thì bạn có thể tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện.

    Rất cảm ơn sự tư vấn của Luật sư.

    Tôi muốn hỏi thêm:

    1. Nếu bây giờ tôi chấm dứt và nghỉ việc thì những ngày làm việc trước đó công ty vẫn phải thanh toán tiền lương cho tôi cho những ngày đã làm việc đó phải không?

    2. Nếu tôi không quan tâm việc tiếp tục được làm việc tại đây nữa (tức được ký hợp đồng lao động chính thức) - chấp nhận bị chấm dứt thử việc ngay, thì tôi có thể khiếu nại , khởi kiện được không? Và những ngày đã làm việc thì công ty buộc phải trả lương cho tôi (theo đúng pháp luật). Có khả năng công ty nó không trả, thì có kiện tiếp phần vi phạm do không trả lương đó được không?

    Xin tư vấn giúp tôi khiếu nại và kiện lên cơ quan nào ạ?
    Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được tư vấn tiếp theo của Luật sự ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #505208   19/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    1. Điều 28 BLLĐ 2012 quy định ta có:

    “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó”.

    Điều đó có nghĩa là khi thử việc, người lao động vẫn nhận được lương thử việc, và lương thử việc đó ít nhất phải bằng 85% lương chính thức của công việc đó.

    Và theo Điều 29 BLLĐ 2012 quy định: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”.
    Như vậy trong thời gian thử việc, vì lý do không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc, người lao động vẫn có quyền xin chấm dứt làm việc mà vẫn được hưởng lương thử việc theo số ngày mà họ đã làm việc cho công ty.

    2. Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc 

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 

    a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; 

    b) Thử việc quá thời gian quy định; 

    c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; 

    d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

    Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này”.

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì công ty đã thử việc không đúng thỏa thuận. Do vậy công ty đã vi phạm quy định về thử việc. Bạn có thể làm đơn khiếu nại tới Phòng Lao động, Thương Binh & Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết hoặc làm đơn khởi kiện nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

    Trường hợp của bạn khi kết thúc hợp đồng thử việc phía bên công ty không chi trả lương thử việc cho bạn là vi phạm pháp luật.Trong trường hợp này bạn có quyền làm đơn Khiếu nại tới Phòng Lao động, Thương Binh & Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiền lương với mức hình phạt khi công ty không trả lương cho bạn đúng thời hạn tương ứng như sau:

    “a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 

    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 

    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 

    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 

    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. “

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm đơn khởi kiện nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này cho bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    dangnbk (23/10/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;