Câu tục ngữ "Bênh lý không bênh thân" được hiểu như thế nào? Theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự thì các những trường hợp nào được xem là Bênh lý không bênh thân?
Bênh lý không bênh thân là gì?
“Bênh lý không bênh thân” hiểu một cách đơn giản là chúng ta coi trọng lý lẽ, đặt nó là trên hết chứ không vì tình thân mà chối bỏ đạo lý.
Thông thường, những người thân thiết với nhau đều có tình cảm bền chặt, hay giúp đỡ và chở che nhau. Vì vậy, nếu đối phương có phạm sai lầm thì người còn lại cũng dễ dàng tha thứ. Câu thành ngữ nói lên sự chính nghĩa trong mỗi người lớn hơn sức mạnh tình thân, thể hiện lẽ phải là điều hoàn toàn đúng và mang đến 1 trách nhiệm kỉ cương luật pháp do nhà nước ban hành, người làm sai lí lẽ – lẽ phải thì ắt hẳn sẽ phải đền tội.
Bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
+ Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
Căn cứ Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong những trường hợp:
+ Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
+ Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Như vậy, những trường hợp xem là bênh lý không bênh thân trong tố tụng dân sự bao gồm:
- Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự.
Người tiến hành tố tụng gồm:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường là người thân thích của đương sự.
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
- Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp là người thân thích của đương sự.
- Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.