Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015
"Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2.Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Như vậy, nếu các bên đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng đặt cọc "nếu bên bán không chịu bán thì sẽ bồi thường gấp 2 lần tiền đặt cọc cho bên mua, bên bên mua không mua thì sẽ mất tiền cọc" thì bên mua không có căn cứ đòi lại tiền cọc của bên anh.
Thông thường, trong hợp đồng đặt cọc các bên sẽ thỏa thuận rõ trong thời gian bao lâu thì phải giao kết/thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên anh và bên mua lại không thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng đặt cọc, đây là điểm bất lợi và khó khăn cho cả 2 bên.
Vì vậy, nếu anh muốn chuyển nhượng cho người khác thì anh cần khéo léo tìm cách chứng minh rằng bên mua không muốn mua (vi phạm hợp đồng đặt cọc), và có giấy tờ xác nhận của bên mua, để tránh tranh chấp về sau.