Hồi mình còn nhỏ, máy vi tính có kết nối Internet chưa thịnh hành như hiện nay, chủ yếu là dùng để đánh máy, in văn bản. Sau đó, phát triển hơn một chút, một số nơi mở ra các điểm truy cập Internet 3.000 – 4.000 giờ. Và hiện giờ là sự bùng nổ và phát triển của thế giới công nghệ và máy vi tính có kết nối mạng.
Nào giờ sử dụng máy vi tính truy cập và sử dụng các ứng dụng trả phí, mình toàn tìm mấy cái bẻ khóa, bẻ crack để “xài chùa”, cái gì mà có tốn tiền là không xài, vì đa phần mấy chương trình này của nước ngoài – phí trả cũng khá cao, mà không chỉ riêng mình, phải nói là đa số người Việt mình đều như vậy.
Tình cờ hôm qua, đọc thắc mắc của một bạn thành viên trên Dân Luật được Luật sư giải đáp, mình lại liên tưởng đến việc mình hay sử dụng mấy chương trình có trả phí được bẻ khóa liệu có vi phạm luật không?
Bạn đó thắc mắc thế này:
Và Luật sư đã trả lời hành vi này được liệt kê vào tội chứa chấp hoặc tiêu thụ sản phẩm do phạm tội mà có theo Điều 250 Bộ luật hình sự 1999:
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
|
Hiện nay, trên mạng đầy rẫy các chương trình hướng dẫn bẻ khóa, bẻ crack để sử dụng free các chương trình có trả phí tràn lan trên thị trường mạng, chúng ta có thể tìm ngay trên mạng và không phải tốn tiền mua. Dẫu biết đó là lậu, là vi phạm bản quyền, nhưng xài thì vẫn cứ xài, vì thấy có ai xử lý đâu.
Theo Bộ luật hình sự vẫn có quy định xử lý này, nhưng liệu thực tế có xử lý hay không? Nếu có xử lý thật thì thấy nguy quá, mấy bác Dân Luật giúp em với…
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 03/08/2015 11:32:48 SA