Chính xác là bầu Kiên bị truy tố đến bốn tội danh:
1 - Kinh doanh trái phép
2 - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3 - Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng
4 - Trốn thuế
Ở tội danh đầu tiên thì thấy bên điều tra và VKS đưa cơ sở buộc tội yếu quá vì lĩnh vực góp vốn, mua cổ phần trước giờ đâu có cấp phép. Hơn nữa nó được thực hiện hà rầm ở mọi doanh nghiệp, nhất là ở cả các DNNN mà chính phủ bắt phải thoái vốn vừa qua.
Ở tội danh thứ hai, thì người bị lừa chắc chắn có biết cổ phiếu đang bị cầm cố, vì cổ phiếu công ty được mua bán là công ty con của tập đoàn Hòa Phát. Việc cầm cố, phong tỏa cho thế chấp đã được đăng ký với công ty con này. Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, người ký hợp đồng mua bán với công ty của bầu Kiên, lại là người lãnh đạo ở công ty con đó. Nếu bảo không biết là khiên cưỡng. Vậy nếu người bị lừa biết thì có xem là bị lừa?
Ở tội danh thứ ba, cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng thì liên quan đến vụ ACB ủy thác gửi tiền vào Vietinbank. Mà vụ này thì mới qua sơ thẩm và còn đang bị kháng cáo. Nếu phúc thẩm tuyên Vietinbank phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại do Huyền Như, nhân viên của Vietinbank gây ra, thì coi như cơ sở để buộc tội này không có. Chưa kể việc ủy thác có bị xem là cố ý làm trái khi ngân hàng nhà nước không có hướng dẫn (chứ không phải quy định cấm).
Ở tội danh cuối, có thể hiểu như một hình thức lách luật, chuyển từ thu nhập công ty sang thu nhập cá nhân (khi đó được miễn giảm do khủng hoảng kinh tế). Tuy nhiên nếu đưa vào công ty thì cũng chỉ làm giảm số lỗ của công ty năm đó, công ty cũng vẫn không phải nộp thuế. Vậy có xem là trốn thuế không? Hơn nữa xác định thời điểm trốn thuế là thời điểm nào khi công ty có yêu cầu cơ quan thuế quyết toán thuế để nộp bổ sung (nếu có) nhưng cơ quan thuế hiện tại vẫn không trả lời vì cũng không biết được việc ủy thác kinh doanh trạng thái giá vàng như thế là có hợp pháp hay không.
Tóm lại rủi ro trong kinh doanh ở VN quá cao khi người kinh doanh có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự khi luật không có quy định hoặc quy định không rõ ràng. Đây là nguyên tắc cấm kỵ ở nước ngoài nhằm mục đích tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp pháp triển (nếu thấy lĩnh vực đó phát triển không ổn, không tốt cho xã hội thì nhà nước phải có văn bản chế tài, hạn chế ngay chứ không có chuyện cơ quan quản lý ra tòa trả lời hổng biết. Anh không biết thì ai biết hổng lẽ dân biết)
Cập nhật bởi Unjustice ngày 23/05/2014 02:20:48 CH
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.