“Bát cơm Phiếu Mẫu” và chính sách an sinh xã hội của nước ta

Chủ đề   RSS   
  • #610288 05/04/2024

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    “Bát cơm Phiếu Mẫu” và chính sách an sinh xã hội của nước ta

    "Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu Mẫu, mấy vàng cho cân” - đã gợi lên tinh thần tương tương ái, đền ơn đáp nghĩa. Hôm nay, hãy cùng làm rõ điển cố “Phiếu mẫu” và những giá trị mang lại trong cuộc sống.

    Nguồn gốc của điển cố “Phiếu mẫu”, “Bát cơm Phiếu Mẫu”

    Nếu ai đã đọc qua "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, từng nghe qua câu "Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu Mẫu, mấy vàng cho cân." ở đoạn Thúy Kiều báo ân.

    Tại đoạn thơ này có nhắc đến điển cố "Phiếu Mẫu". “Phiếu Mẫu” hay “Bát cơm phiếu mẫu” kể về câu chuyện của Hàn Tín trong thời Hán – Sở tranh hùng.

    Nước Tần (thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên) có cậu bé tên là Hàn Tín, mồ côi cả cha lẫn mẹ nên tuổi thơ cơ cực, kiếm sống bằng việc câu cá.

    Xóm chợ có bà lão tên là Phiếu Mẫu kiếm ăn bằng nghề giặt đồ thuê, cũng thiếu trước hụt sau nhưng thương tình cậu bé Hàn Tín đói khát nên thường chia cơm cho Hàn Tín ăn cùng.

    Người trong xóm chợ biết chuyện thường gọi đó là “Bát cơm Phiếu Mẫu”.

    Mãi sau này, Hàn Tín phò tá Lưu Bang, lập nên cơ nghiệp. Khi về quê, ngay lập tức ông cho người đi tìm bà Phiếu Mẫu. Hàn Tín sai người lấy một ngàn lạng vàng thưởng cho bà Phiếu Mẫu để đền ơn ngày xưa bà đã cưu mang mình thuở đói khát cơ hàn.

    Việc Hàn Tín sai người lấy một ngàn lạng vàng đền đáp công ơn bà Phiếu Mẫu vì xưa kia thỉnh thoảng bà cho mình ăn cơm, nên trong dân gian mới có câu thành ngữ rằng: “Nhất phạn thiên kim” (Một bát cơm ngàn lạng vàng).

    Từ điển cố này, nhìn về Việt Nam, từ hàng nghìn năm qua, tinh thần "tương thân, tương ái" luôn là truyền thống tốt đẹp, giúp dân tộc vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách.

    Ngày nay, đoàn kết, tương thân, tương ái vẫn là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu mới.

    Từ “Bát cơm Phiếu Mẫu” đến chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam

    Hiện nay, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Đây là những tiềm ẩn gánh nặng, những nguy cơ cho xã hội.

    Do đó, tinh thần tương thân tương ái, quan tâm, giúp đỡ người nghèo, người đặc biệt khó khăn và là việc làm rất cần thiết.

    Giải quyết vấn đề này không chỉ là công tác xã hội – từ thiện mang tính tức thời mà phải là hành động lâu dài, xuất phát từ lòng thương yêu thực sư, phải là một chiến lược về con người mang tính nhân đạo sâu sắc.

    Thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách thiết thực trong việc giúp đỡ hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

    Những chính sách này có thể kể đến như:

    (1) Chính sách chăm sóc y tế cho người nghèo

    Người có sổ hộ nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh đúng tuyến,…

    (2) Miễn học phí cho học sinh, sinh viên nghèo

    Theo quy định tại khoản 12 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP về các đối tượng được miễn học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo; Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    (3) Người nghèo được hỗ trợ vay vốn xây nhà ở

    Theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 cụ thể: Hộ gia đình thuộc diện nghèo khi có nhu cầu vay vốn, được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.

    (4) Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng

    Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội về mức hỗ trợ tiền điện cụ thể:

    Hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.

    Ngoài ra, còn rất nhiều chính sách an sinh xã hội khác đã và đang hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc.

    Từ những chính này, có thể thấy đây là những hành động, nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam với tinh thần tương thân tương ái,… tạo cho những gia đình nghèo, đặc biệt khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    227 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận