Bắt buộc phải giao kết bằng văn bản khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài?

Chủ đề   RSS   
  • #602178 28/04/2023

    minhne1212

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bắt buộc phải giao kết bằng văn bản khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài?

    Cho hỏi doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo ở nước ngoài có bắt buộc phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản với người lao động hay không?

    Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?

    Theo Điều 38 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài như sau:

    - Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động của mình về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

    - Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài phải bảo đảm quy định của Bộ luật Lao động và phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập.

    Như vậy, hợp đồng đào tạo ở nước ngoài bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản.

    Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài thể hiện sự thỏa thuận của người sử dụng lao động là doanh nghiệp Việt Nam với người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

    Bắt buộc phải giao kết bằng văn bản khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài bao gồm những nội dung gì?

    Theo khoản 2 Điều 38 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì hợp đồng đào tạo nghề phải đảm bảo theo các quy định của Bộ luật Lao động.

    Theo đó, quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động như sau:

    - Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    - Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    - Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Nghề đào tạo;

    + Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    + Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    + Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    + Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    + Trách nhiệm của người lao động.

    Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng đào tạo nghề phải dựa trên các nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập được giao kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với cơ sở tiếp nhận lao động thực tập ở nước ngoài và đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

    Doanh nghiệp không ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài như sau:

    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

    + Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Hợp đồng nhận lao động thực tập không có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    + Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

    + Nội dung hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập.

    Theo đó, doanh nghiệp nào không giao kết hợp đồng đào tạo nghề với người lao động trước khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài sẽ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 50.000.000 đồng.

     
    462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận