Passport (Hộ chiếu) là một loại giấy tờ quan trọng trong hoạt động xuất nhập cảnh. Vậy công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm Passport? Passport có thay thế cho Visa được không?
(1) Bao nhiêu tuổi được làm Passport?
Passport là một loại giấy tờ tùy thân có thể thay thế cho căn cước công dân, với chức năng chính là chứng minh nhân thân của công dân trong các hoạt động xuất cảnh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và nhập cảnh vào Việt Nam từ nước ngoài.
Việt Nam hiện nay đang có ba loại passport là:
-Passport phổ thông: cấp cho công dân Việt Nam.
- Passport công cụ: cấp cho quan chức, lãnh đạo có thẩm quyền đi công tác tại nước ngoài.
- Passport ngoại giao: cấp cho các quan chức ngoại giao của Chính phủ, được miễn visa khi nhập cảnh vào tất cả các quốc gia.
Hiện nay, không có quy định nào nói về điều kiện độ tuổi tối thiểu để làm passport. Như vậy về nguyên tắc, công dân Việt Nam nếu đã có giấy khai sinh đều có thể làm thủ tục xin cấp passport của Việt Nam.
Như vậy, nếu bạn có con nhỏ và muốn đưa con cùng đi du lịch với mình ra nước ngoài thì hoàn toàn có thể xin cấp passport cho bé.
Tuy nhiên, passport cho người dưới 14 tuổi và từ đủ 14 tuổi trở lên có đôi chút sự khác biệt sau:
Người dưới 14 tuổi:
- Thời hạn của passport là 05 năm và không được gia hạn
- Do người dưới 14 tuổi là người chưa có CCCD và chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên cần phải có cha me hoặc người giám hộ hợp pháp đại diện làm hồ sơ, nộp và nhận kết quả hồ sơ.
- Có thể lựa chọn làm passport chung với cha mẹ hoặc làm riêng theo nhu cầu.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên:
- Thời hạn của passport là 10 năm.
- Người nộp hồ sơ cần có mặt khi đăng ký làm hồ sơ xin cấp passport.
- Mỗi người sẽ được cấp một quyển passport riêng.
Hiện nay thì việc làm passport cho trẻ em dưới 14 tuổi đã có thể thực hiện đăng ký online, thủ tục và trình tự giống với người lớn, chỉ khác ở danh mục hồ sơ cần chuẩn bị.
Bấm vào đây để xem: Hướng dẫn đăng ký làm passport (hộ chiếu) online mới nhất năm 2024
(2) Passport có thể thay thế Visa không?
Nếu chưa từng đi nước ngoài hoặc là là lần đầu xuất ngoại sẽ dễ nhầm lẫn và hiểu sai về chức năng giữa passport và visa vì thường được nghe hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau trong các hoạt động xuất, nhập cảnh.
Căn cứ theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, để xin cấp visa bạn cần phải có passport, nói cách khác, bạn có phải có passport trước rồi mới có thể xin cấp visa.
Vậy sự khác biệt giữa 2 loại giấy tờ này là gì?
Passport
- Được các cơ quan Nhà nước cấp cho công dân nước mình có chức năng như một loại giấy phép được quyền xuất cảnh, nhập cảnh.
- Passport giống như một chiếc căn cước, có thể sử dụng tại Việt Nam và cả nước ngoài dùng để chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của một người. Trên passport có các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch của người đó.
Visa
- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người ngoài muốn đến nước họ.
- Ở một số nước miễn thị thực đối với Việt Nam thì chỉ cần có Passport Việt Nam, công dân Việt Nam có thể xuất cảnh đến nước đó mà không cần xin Visa.
- Bạn chỉ cần xin cấp Visa khi muốn xuất cảnh, lưu trú sang các nước chưa có chính sách miễn thị thực đối với Việt Nam.
- Visa có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như đóng dấu, dán vào Passport hoặc là thẻ rời thì phải kẹp chung với Passport khi xuất trình. Cấp Visa dưới hình thức nào sẽ tùy thuộc vào quy định của từng nước.
- Có nhiều loại Visa như Visa công tác, Visa du học, Visa du lịch,...thời gian có hiệu lực của loại Visa khác nhau thì cũng khác nhau.
Như vậy, sau khi hiểu rõ chức năng và ý nghĩa của từng loại giấy tờ, có thể khẳng định Passport không thể thay thế cho Visa và ngược lại.
Bấm vào đây để xem:
Hướng dẫn đăng ký làm passport (hộ chiếu) online mới nhất năm 2024
Làm hộ chiếu cho trẻ em cần những giấy tờ gì?