Bảo lĩnh và bảo lãnh khác nhau như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #582907 24/04/2022

    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Bảo lĩnh và bảo lãnh khác nhau như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về bảo lĩnh như sau:

    Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    Tại Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bão lãnh như sau:

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Như vậy có thể thấy rằng khái niệm bảo lĩnh và bảo lãnh là hoàn toàn khác nhau. Bảo lĩnh là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự,. Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự.

    Trong trường hợp bị tạm giam, người thân thích của người bị tạm giam có thể đứng ra bảo lĩnh, vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

    Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

    Theo quy định trên, người thân đủ đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh.

     
    396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #582920   25/04/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Bảo lĩnh và bảo lãnh khác nhau như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn, như vậy, biện pháp bảo lĩnh sẽ được thay thế tạm giam, tức căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và nhân thân của họ mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để không phải tạm giam, hay còn được gọi là tại ngoại. Theo đó, cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    minhhanhuynh2102 (26/04/2022)
  • #582959   26/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Ý kiến của bạn hoàn toàn phù hợp nhé. Tuy nhiên không phải nhân thân nào cũng có thể thực hiện bảo lĩnh, người từ đủ 18 tuổi, có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định, và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì mới có thể được nhận bảo lĩnh.Thông tin thêm đến bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #582924   25/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Bảo lĩnh và bảo lãnh khác nhau như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn.

    Biện pháp bảo lĩnh sẽ được thay thế tạm giam, tức căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và nhân thân của họ mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để không phải tạm giam, hay còn được gọi là tại ngoại.

    Theo đó, cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #582960   26/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn, ngoài cá nhân là thân nhân của người được bảo lĩnh thì cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Thông tin thêm đến bạn.

     
    Báo quản trị |