Bao lâu thì được giải quyết đơn tố cáo? Điều kiện thụ lý đơn tố cáo là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #604371 29/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Bao lâu thì được giải quyết đơn tố cáo? Điều kiện thụ lý đơn tố cáo là gì?

    Công dân có quyền tố cáo bất kỳ quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, vậy khi gửi đơn tố cáo thì bao lâu công dân được giải quyết? Điều kiện thụ lý là gì?
     
    bao-lau-thi-duoc-giai-quyet-don-to-cao-dieu-kien-thu-ly-don-to-cao-la-gi
     
    1. Thực hiện nộp đơn tố cáo ra sao?
     
    Căn cứ Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định việc tiếp nhận tố cáo được thực hiện như sau:
     
    - Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ: 
     
    + Ngày, tháng, năm tố cáo.
     
    + Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo.
     
    + Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. 
     
    Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
     
    Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
     
    - Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì:
     
    + Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như đã nêu. 
     
    + Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
     
    2. Thời hạn thụ lý đơn tố cáo là bao lâu?
     
    Căn cứ Điều 24 Luật Tố cáo 2018 khi cơ quan tiếp nhận xử lý ban đầu thông tin tố cáo của công dân thì thực hiện như sau:
     
    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.
     
    - Trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
     
    Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo 2018. Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
     
    - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
     
    - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
     
    3. Điều kiện quyết định thụ lý đơn tố cáo là gì?
     
    Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn tố cáo nếu đáp ứng các điều kiện sau:
     
    - Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    + Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018
     
    + Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật.
     
    + Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo.
     
    + Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
     
    Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
     
    - Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
     
    + Ngày, tháng, năm ra quyết định.
     
    + Căn cứ ra quyết định.
     
    + Nội dung tố cáo được thụ lý.
     
    + Thời hạn giải quyết tố cáo.
     
    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
     
    Như vậy, thông thường nếu gửi đơn tố cáo đúng thẩm quyền xử lý thì chỉ 07 ngày là thụ lý, nếu phức tạp cần xác minh thì cần thêm 10 ngày nữa. Trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì cơ quan đó có 5 ngày chuyển đơn cho cơ quan đúng thẩm quyền.
     
    3308 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (07/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận