Bảo lãnh khi pháp luật chưa có quy định

Chủ đề   RSS   
  • #449487 14/03/2017

    K60BSOL

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo lãnh khi pháp luật chưa có quy định

    A và B kí hợp đồng mua bán hàng hóa, sau 1 tuần kể từ ngày nhận hàng mới thanh toán. C là người bảo lãnh cho B. A giao hàng kém chất lượng so với hợp đồng, lừa dối B nhưng vì nghĩ có C bảo lãnh (trả tiền) nên B vẫn nhận số hàng đó mà không tuyên hợp đồng vô hiệu và không thanh toán tiền cho A. Sau đó, A đến đòi tiền C. Vậy C ( người bảo lãnh) có quyền thay B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Hoặc C có quyền yêu cầu B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Có biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của C không?
     
    3537 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449675   16/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    K60BSOL viết:
    A và B kí hợp đồng mua bán hàng hóa, sau 1 tuần kể từ ngày nhận hàng mới thanh toán. C là người bảo lãnh cho B. A giao hàng kém chất lượng so với hợp đồng, lừa dối B nhưng vì nghĩ có C bảo lãnh (trả tiền) nên B vẫn nhận số hàng đó mà không tuyên hợp đồng vô hiệu và không thanh toán tiền cho A. Sau đó, A đến đòi tiền C. Vậy C ( người bảo lãnh) có quyền thay B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Hoặc C có quyền yêu cầu B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Có biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của C không?

    Dear bạn K60BSOL!

    Mình xin đưa ra ý kiến của mình đối với các vấn đề bạn hỏi như sau:

    C ( người bảo lãnh) có quyền thay B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không?

    TL1: Không vì C không phải là tòa án chỉ có tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố Hợp đồng (mua bán) vô hiệu! Trường hợp B cho rằng hợp đồng vô hiệu thì phải khởi kiện yêu cầu tuyên vô hiệu.

    Hoặc C có quyền yêu cầu B tuyên bố hợp đồng vô hiệu không?

    TL2: B cũng không có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu (như TL1), trường hợp này B phải khởi kiện ra tòa án yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. Và C không thể nhân danh B nếu như không có ủy quyền (trừ trường hợp C là 1 bên trong hợp đồng - Chưa rõ hợp đồng mua bán ký kết 2 bên hay 3 bên). Tuy nhiên đã có hành vi nhận hàng hóa vì vậy trường hợp này xác định hợp đồng vô hiệu là không có căn cứ.

    Có biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của C không?

    TL3: Có nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của C, tuy nhiên phải có những căn cứ cụ thể để đánh giá và đưa ra giải pháp.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    K60BSOL (16/03/2017)
  • #449700   16/03/2017

    K60BSOL
    K60BSOL

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn Wizardma, mình cũng đồng ý với ý kiến của ban là chỉ có Tòa Án mới có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu. 

    Tuy nhiên, có 2 vấn đề mình băn khoăn:

    1. C có thể được xem là người có quyền lợi liên quan đến hợp đồng giữa A và B để yêu cầu Tòa Án xem xét về hiệu lực của hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng không? (Trường hợp Hợp đồng đó vô hiệu)

    2. Pháp luật Việt Nam không quy định 2 quyền kháng biện không thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh như pháp luật nước ngoài. Vậy thì cần những căn cứ cụ thể gì để bảo vệ quyền lợi cho C như bạn đã nói?

     
    Báo quản trị |  
  • #449702   17/03/2017

    K60BSOL viết:

    Cảm ơn bạn Wizardma, mình cũng đồng ý với ý kiến của ban là chỉ có Tòa Án mới có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu. 

    Tuy nhiên, có 2 vấn đề mình băn khoăn:

    1. C có thể được xem là người có quyền lợi liên quan đến hợp đồng giữa A và B để yêu cầu Tòa Án xem xét về hiệu lực của hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng không? (Trường hợp Hợp đồng đó vô hiệu)

    2. Pháp luật Việt Nam không quy định 2 quyền kháng biện không thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh như pháp luật nước ngoài. Vậy thì cần những căn cứ cụ thể gì để bảo vệ quyền lợi cho C như bạn đã nói?

    Chào bạn,

    Theo bạn nếu hợp đồng vô hiệu thì vô hiệu vì lý do gì? Bởi mặc dù A giao hàng kém chất lượng nhưng A đã biết và vẫn nhận thì không có cơ sở để tuyên vô hiệu. Ở đây không thể gọi là lừa dối.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #449743   17/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    K60BSOL viết:

    Cảm ơn bạn Wizardma, mình cũng đồng ý với ý kiến của ban là chỉ có Tòa Án mới có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu. 

    Tuy nhiên, có 2 vấn đề mình băn khoăn:

    1. C có thể được xem là người có quyền lợi liên quan đến hợp đồng giữa A và B để yêu cầu Tòa Án xem xét về hiệu lực của hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng không? (Trường hợp Hợp đồng đó vô hiệu)

    2. Pháp luật Việt Nam không quy định 2 quyền kháng biện không thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh như pháp luật nước ngoài. Vậy thì cần những căn cứ cụ thể gì để bảo vệ quyền lợi cho C như bạn đã nói?

    Như mình đã trao đổi vì thông tin bạn cung cấp hạn chế mình không rõ hợp đồng mua bán có kèm nội dung bảo lãnh hay không? Và hợp đồng mua bán là ký kết 2 bên hay 3 bên. Nếu là Hợp đồng 3 bên thì C hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu? Còn có tuyên hay không thì chỉ có HĐXX mới có thể khẳng định.

    Mình không phải luật sư nước ngoài nên cũng không thông thạo pháp luật nước ngoài (dù chưa biết là bạn nói đến pháp luật nước nào?). Và với tư cách là luật sư thì trong mọi trường hợp đều có thể bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong trường hợp này là C nếu có yêu cầu. Và quyền lợi ở đây không phải là quyền lợi về việc không phải thực hiện thanh toán bảo lãnh mà là quyền lợi liên quan đến vụ việc này bao gồm nhưng không giới hạn bởi quyền lợi không phải thực hiện hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh. Và việc bảo vệ quyền lợi này liên quan đến thực tế vụ việc, hồ sơ tài liệu. Còn nếu bạn chỉ nêu tình huống với các giả định thì mình chỉ có thể đưa quan điểm như đã nêu.

    Hy vọng bạn cảm thấy hữu ích với những quan điểm đưa ra của mình.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |