Bảo hiểm xã hội 2017: tổng hợp giải đáp thắc mắc

Chủ đề   RSS   
  • #442914 29/11/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Bảo hiểm xã hội 2017: tổng hợp giải đáp thắc mắc

    >>> Tiền lương năm 2017 và những điều cần lưu ý

    >>> Danh sách cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc năm 2017            

    Như bài viết trước tôi có từng đề cập về chính sách liên quan đến tiền lương sẽ có nhiều thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cả bảo hiểm thất nghiệp.

    Do vậy, hôm nay tôi mở ra topic này là để trao đổi với các bạn những vấn đề liên quan đến BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2017.

    Trước khi giải đáp các vấn đề, tôi xin nêu ra những điểm mới đáng chú ý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) trong năm 2017 này.

    Bảo hiểm xã hội 2017

    CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BHXH, BHYT, BHTN

    LUẬT:

    1. Luật bảo hiểm xã hội 2014

    2. Luật bảo hiểm y tế 2008

    3. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

    4. Luật việc làm 2013

    5. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

    NGHỊ QUYẾT:

    1. Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

    NGHỊ ĐỊNH:

    1. Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

    2. Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    3. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

    4. Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

    5. Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995

    6. Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

    7. Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (dự kiến Nghị định này được thay thế bằng Nghị định mới hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế)

    8. Nghị định 70/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu

    9. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

    10. Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

    11. Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    12. Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

    THÔNG TƯ:

    1. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

    2. Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

    3. Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    4. Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân

    5. Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế

    6. Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP

    7. Thông tư 103/2016/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP

    8. Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (dự kiến Thông tư này được thay thế bằng Nghị định mới hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế)

    9. Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân

    10. Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu

    11. Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BYT-BTC sửa đổi khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế

    12. Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh; đăng ký vào chuyển tuyến khám, chữa bệnh đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý

    13. Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu

    14. Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

    15. Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

    16. Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

    17. Thông tư 139/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng

    18. Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp về thông báo biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

    19. Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    20. Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm

    21. Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    QUYẾT ĐỊNH

    1. Quyết định 4520/QĐ-BYT năm 2016 đính chính Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế

    2. Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

    3. Quyết định 1313/QĐ-BHXH năm 2014 ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế

    4. Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (dự kiến Quyết định này bị thay thế bởi Quyết định mới)

    VĂN BẢN KHÁC

    1. Công văn 4644/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn thanh toán phí giám định y khoa

    2. Công văn 978/BYT-BH năm 2016 hướng dẫn triển khai việc thực hiện Thông tư 40/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành

    3. Công văn 6358/BYT-BH năm 2016 hướng dẫn thực hiện Thông tư 40/2015/TT-BYT đối với khám, chữa bệnh Y học cổ truyền

    4. Hướng dẫn 4289/NHCS-TDNN năm 2015 về nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    5. Công văn 2533/LĐTBXH-ATLĐ năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động

    6. Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động

    7. Công văn 4791/BHXH-VP năm 2015 về lùi thời gian thực hiện quy trình nghiệp vụ, mẫu biểu, hồ sơ, báo cáo kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH

    NHỮNG LƯU Ý VỀ BHXH, BHYT, BHTN 2017

    1. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    Người sử dụng lao động

    Người lao động

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    Hưu trí

    Tử tuất

    Tai nạn

    Ốm đau

    Hưu trí

    Tai nạn

    Ốm đau

    14%

    1%

    3%

    1%

    3%

    8%

     

     

    1%

    1.5%

    Tổng: 22%

    Tổng: 10.5%

    * Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình: Xem chi tiết tại đây.

    2. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    (Áp dụng đối với người lao động hưởng lương do doanh nghiệp quyết định)

    Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN = mức lương + phụ cấp lương

    Lưu ý: Phụ cấp lương  này là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

    Đây là năm cuối cùng áp dụng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN nêu trên, còn từ năm 2018 sẽ bao gồm luôn cả các khoản bổ sung khác.

    3. Các khoản không được tính vào tiền lương tháng đóng BHXH

    - Tiền thưởng Tết

    - Tiền thưởng sáng kiến

    - Tiền ăn giữa ca

    - Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thọai, đi lại.

    - Tiền nhà ở.

    - Tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

    - Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết.

    - Tiền hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn

    - Tiền hỗ trợ sinh nhật của người lao động

    - Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

    4. Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN cho doanh nghiệp và người lao động mới nhất

    Xem tại đây (bài viết này dựa theo Quyết định 959, do vậy trường hợp có Quyết định mới thay thế sẽ được thay thế bằng bài viết khác)

    5. Đi làm vẫn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

    Đó là trường hợp nào? Mời bạn xem bài viết này.

    6. Trường hợp được hưởng đồng thời bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thai sản

    Vẫn có trường hợp có thể được hưởng đồng thời bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thai sản, cụ thể xem tại đây.

    7. Hướng dẫn thanh toán cho người tham gia BHYT 5 năm liên tục

    Xem chi tiết ví dụ cụ thể tại đây.

    8. Điều kiện, thủ tục và mức hưởng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    - Về bảo hiểm xã hội:

    + Chế độ thai sản: Xem chi tiết tại bài viết này.

    + Chế độ hưu trí: Xem chi tiết tại đây.

    + Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Xem chi tiết tại bài viết này.

    + Chế độ ốm đau: Xem chi tiết tại đây.

    - Về bảo hiểm y tế:

    12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế: xem thêm tại đây.

    + Điều kiện được hưởng BHYT: Chỉ cần bạn tham gia BHYT và có thẻ BHYT

    + Thủ tục được hưởng BHYT: Xuất trình thẻ BHYT và CMND hoặc thẻ căn cước công dân

    + Phạm vi được hưởng BHYT: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.

    + Mức hưởng BHYT:

    Đúng tuyến: 80% chi phí KCB đối với NLĐ, trường hợp tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở được hưởng 100% chi phí KCB.

    Trái tuyến:

    Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú

    Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú

    Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

    - Về bảo hiểm thất nghiệp: Xem chi tiết tại đây.

    9. Từ ngày 01/01/2017, miễn phí cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì người được cấp lại thẻ BHYT phải nộp phí theo Thông tư 197/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017, Luật phí và lệ phí 2015 có hiệu lực sẽ bãi bỏ quy định này, điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp cấp lại thẻ BHYT vì lý do mất thì bạn sẽ không phải nộp phí.

    10. Một số mẫu đơn cần thiết cho người lao động

    - Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

    - Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

    - Mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút khi lao động nữ hành kinh

    - Đơn xin phép đi trễ 60 phút, hưởng nguyên lương buộc sếp phải ký

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 29/11/2016 01:52:45 CH
     
    122431 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #446272   10/02/2017

    ENKEYKK
    ENKEYKK

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về bảo hiểm y tế cho sinh sản

    Kính chào luật sư!

    Luật sư cho em hỏi một vấn đề như sau:

    Hiện nay vợ em đang đăng kí BHYT ở trạm y tế Phường đông ngạc, từ liêm, hà nội. Đến tháng 4 năm 2017 vợ em sinh và dự định sinh ở bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên. Luật sư cho em hỏi là như thế vợ e có được hưởng BHYT không? cần điều kiện gì để được hưởng? và mức được hưởng là như thế nào ạ.

    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #446375   13/02/2017

    thuyngothi
    thuyngothi

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mới nhận thông tin kế toán báo tháng 01/2017 trừ tiền bảo hiểm là 417.000 VNĐ nhé. trong khi đó cty vẫn nợ 6 tháng tiền BHXH

     
    Báo quản trị |  
  • #446383   13/02/2017

    nguyenmanhhoang01
    nguyenmanhhoang01

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tự nghỉ việc có được hưởng BHXH không?

    Cho tôi hỏi công nhân tự nghỉ việc thì có được thanh toán các chế độ bảo hiểm và trả sổ bảo hiểm không.

     
    Báo quản trị |  
  • #446390   13/02/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Mình xin góp ý để bạn tham khảo như sau:

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Trường hợp của bạn đưa ra mình không rõ là hợp đồng đó có xác định thời hạn làm việc hay là không, vì vậy bạn xem khoản 1 và khoản 3 của Điều này xem bạn rời vào trường hợp nào và nghỉ việc có hợp pháp hay là không?

    Nếu bạn nghỉ việc không hợp pháp thì vẫn được chốt sổ BH và trả lại sổ, tuy nhiên nếu bạn đòi lại thì bạn sẽ phải bồi thường như sau:

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 13/02/2017 10:08:04 SA

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #446401   13/02/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Gửi bạn NguyenManhHoang01

    Về bản chất thì BHXH là một hình thức bảo hiểm (chỉ khác là bắt buộc).

    Vì vậy người lao động có mua BHXH thì phải được hưởng BHXH.

    Kể cả trong trường hợp bị sa thải, đuổi việc... vẫn được hưởng BHXH bình thường.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtro82 vì bài viết hữu ích
    truonghansieu (21/02/2017)
  • #446402   13/02/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Gửi bạn ENKEYKK

    Theo kinh nghiệm thì vợ bạn phải chuyển tuyến khám, chữa bệnh đúng tuyến: VD: Đăng ký trạm y tế phường Đông Ngạc từ chuyển tuyến huyện Từ Liêm và chuyển lên viện phụ sản Hà Nội hoặc viện C.

    Nhưng vợ bạn dự định sinh ở viện đa khoa Hưng Yên thì trái tuyến. Do vậy chỉ có trường hợp bạn đang ở Hưng Yên và khi sinh là trường hợp cấp cứu thì được hưởng BHYT, mức hưởng nội điều trị nội trú là 100% như đúng tuyến. Còn không phải thủ tục cấp cứu thì được hưởng 60% điều trị nội trú.

     
    Báo quản trị |  
  • #446490   14/02/2017

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Chào bạn ENKEYKK

    1.      Vợ bạn có được hưởng bảo hiểm y tế không?

    Đối chiếu với trường hợp của bạn, vợ bạn sinh nở nên thuộc phạm vi được hưởn bảo hiểm y tế quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế 2008. Đồng thời vợ bạn không thuộc thuộc trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế (Điều 23 Luật bảo hiểm y tế). Do đó vợ bạn thuộc trường hợp đưởng hưởng bảo hiểm y tế.

    2.      Mức hưởng bảo hiểm y tế của vợ bạn như thế nào khi vợ bạn ko sinh ở nơi đã đăng ký khám chữa bệnh.

    Vợ bạn đăng ký khám chữa bệnh tại trạm y tế Phường đông Ngạc, huyện Từ Liêm nhưng lại dự định sẽ sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên. Như vậy vợ bạn sẽ thuộc trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến theo quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Luật bảo hiểm y tế. Trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho vợ bạn với mức như sau:

    a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

    b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

    c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

    3.   Nếu vợ bạn thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT:

    Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.”

    Trường hợp này, vợ bạn được khám chữa bệnh ở cơ sở khám chữa tại Trạm y tế xã hoặc cơ sở y tế tuyến huyện ở nơi vợ bạn tạm trú hoặc công tác (tỉnh Hưng Yên). Nếu vợ bạn khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bện tuyến tỉnh (bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên) thì vợ bạn cần thực hiện thủ tục chuyển tuyến điều trị theo đúng quy định tại Điều 27. Hoặc vợ bạn thuộc trường hợp cấp cứu thì sẽ được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào.

    Mức hưởng chế độ bảo hiểm y tế của vợ bạn trong trường hợp này được áp dụng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế:

    1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

    a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;

    b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

    c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;

    d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

    2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”

     
    Báo quản trị |  
  • #447075   20/02/2017

    Doanh nghiệp

    Cho tôi hỏi: Công nhân tự ý nghỉ việc có được thanh toán và trả sổ bảo hiểm không?

     
    Báo quản trị |  
  • #447162   20/02/2017

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    Đối với trường hợp tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng, công ty phải làm như sau:

    - Được xử lý kỷ luật sa thải

    - Mời người lao động lên làm việc+ công đoàn+ đại diện cty: Làm biên bản có chữ ký 3 bên

    - Ra quyết định sa thải

    - Công ty thanh toán tiền lương những ngày làm việc chưa trả 

    - Người lao động bị đền bù 1/2 tháng lương trên HĐLĐ và không được trợ cấp thôi việc (Điều 43 Bộ LLĐ 2012)

    - CÔng ty ra quyết định sa thải+ chốt sổ trả NLĐ (Cty không được quyền giữ sổ của NLĐ)

     

    nguyenmanhhoang viết:

    Cho tôi hỏi: Công nhân tự ý nghỉ việc có được thanh toán và trả sổ bảo hiểm không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ttpthuy vì bài viết hữu ích
    truonghansieu (21/02/2017)
  • #447251   21/02/2017

    nguyensidien
    nguyensidien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bảo hiểm xã hội

    công ty trước kia em làm chưa đóng bảo hiểm xã hội 1 lần nào hết rồi sao này emchuyển sang  làm công ty mới dậy em có thể làm sổ bảo hiểm mới được không?em không về công ty cũ rút bảo hiểm xã hội được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #447507   22/02/2017

    Mọi người ơi cho mình hỏi cơ chế quản lý thẻ bảo hiểm y tế hiện nay là gì nhỉ? tại sao trên thẻ bảo hiểm y tế tại không yêu cầu dán hình và có dấu đóng giáp lai?

     
    Báo quản trị |  
  • #447509   22/02/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Gửi bạn: NguyenSiDien

    1. Trường hợp công ty cũ đã đóng BHXH cho bạn và bạn đã có sổ BHXH nhưng khi chuyển sang công ty mới thì công ty mới lại đóng và làm sổ mới cho bạn. Như vậy bạn có 2 sổ BHXH hoặc nhiều hơn.

    Bạn cần báo cho công ty mới là do không biết nên hiện nay bạn có 2, 3... sổ BHXH. Lúc này công ty mới sẽ làm thủ tục với cơ quan BHXH để dồn thành 01 sổ BHXH cho bạn. Việc này không ảnh hưởng gì đến thời gian bạn đã tham gia BHXH.

    2. Trường hợp bạn chưa đóng BHXH và chưa có sổ BHXH thì công ty bạn đang làm việc phải có trách nhiệm đóng BHXH và làm sổ BHXH cho bạn nếu bạn có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

    Nếu công ty cũ có đóng BHXH cho bạn nhưng chưa làm sổ BHXHX thì khi làm tờ khai cấp sổ BHXH ở công ty mới bạn cần khai chính xác thời gian bạn đã tham gia BHXH ở công ty cũ. Sau đó bạn xin công ty cũ xác nhận cho bạn đã tham gia BHXH bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng để cho công ty mới đề nghị cơ quan BHXH cấp sổ BHXH cho bạn.

    Cập nhật bởi thangtro82 ngày 22/02/2017 02:24:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #447079   20/02/2017

    anmanda
    anmanda

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    NGHĨA VỤ ĐÓNG BHXH KHI NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

    Kính gửi các Anh/Chị trong diễn đàn!

    Tôi có một thắc mắc trong lĩnh vực BHXH mà chưa tìm được Văn bản hoặc hướng dẫn nào cả. Rất mong các Anh/Chị trong diễn đàn tư vấn giúp.

    Theo tôi được biết, nếu NLĐ nghỉ việc không lương dưới 14 ngày thì vẫn đóng BHXH bình thường, nếu trên 14 ngày thì không phải đóng BHXH.

    Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nghĩa vụ của các bên trong việc đóng BHXH, ví dụ:

    Anh A nghỉ xin nghỉ phép 5 ngày (được chấp thuận), không thuộc trường hợp ốm đau, nghỉ chế độ.

    Vậy 5 ngày nghỉ của NLĐ này, thì NLĐ phải đóng BHXH phần của họ là ok, nhưng NSD LĐ có phải đóng phần nghĩa vụ BHXH cho 5 ngày nghỉ này hay không? Có được quyền tính và trừ vào lương của NLĐ không? Có quyền bắt NLĐ trả phần BHXH mà Công ty đã đóng cho 5 ngày nghỉ đó không?

    Quan điểm của cá nhân tôi nghĩ rằng, NSDLD có quyền yêu cầu NLĐ nộp phần BHXH thuộc trách nhiệm đóng của Công ty cho 5 ngày nghỉ việc đó, nếu công ty ít lđ thì đó là 1 khoản tiền nhỏ, nhưng Công ty hàng nghìn lđ, thì đó là 1 khoản tiền rất lớn. Nên để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thì NLĐ khi nghỉ việc không lương dưới 14 ngày, không thuộc trường hợp ốm đau, chế độ thì phải đóng BHXH cho những ngày nghỉ là phù hợp.

    Mong nhận được tư vấn và thảo luận của các Anh/Chị!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #447225   20/02/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trong luật BHXH không có quy định đó, cho nên đương nhiên NSDLĐ không thể yêu cầu NLĐ đóng khoản đó được.

     
    Báo quản trị |  
  • #447436   22/02/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Bạn anmanda đưa ra một tình huống hay và chưa được quy định rõ trong luật.

    Theo quan điểm riêng của tôi thì trường hợp này NLĐ phải đóng cho khoản đó là hợp lý. Bởi theo tôi nghĩ, khoản đóng BHXH do NSDLĐ đóng cũng được hạch toán từ lợi nhuận mà NLĐ làm ra cho cty. Vậy nên những ngày anh không làm việc, không tạo ra lợi nhuận thì sẽ không được hưởng các khoản phúc lợi kèm theo (trong đó có BHXH), do đó để sau này hưởng chế độ BHXH đối với những ngày nghỉ không lương, anh phải tự đóng toàn bộ BHXH cho những ngày nghỉ không lương đó là phù hợp chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #447518   22/02/2017

    HaiVIB
    HaiVIB
    Top 500
    Female
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 1424
    Cảm ơn: 123
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào các bạn,

    Giả sử phải đóng như bạn RIA nói thì Luật BHXH phải sửa lại quy định làm tròn khi đóng tháng đầu tiên và tháng cuối cùng khi nghỉ việc ( người vào ngày 14 được đóng trong lúc ngày 16 thì bị chuyển qua tháng sau, tương tự ngược lại khi nghỉ việc ).

    Mình nghĩ BHXH tính theo tháng với cơ chế làm tròn nên không quan tâm đến chi tiết từng ngày nên không quy định như bạn ntd đã nói, tương tự trợ cấp thôi việc tính theo năm với cơ chế làm tròn nên họ không quan tâm đến tháng ( 1 tháng cũng tính 1/2 năm mà 6 tháng cũng tính 1/2 năm).

    Phúc lợi mà tính chi ly quá thì có khi nó phản tác dụng ( Sếp mình hay nói như vậy nên mình cũng hay ứng dụng trong việc xây dựng các chế độ ở công ty => Lương thì tính chi ly từng giờ/phút vì nó phản ánh sức lao động còn phúc lợi mang tính tương đối.)

    Tran trong.

     
    Báo quản trị |  
  • #447537   22/02/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi rất đồng tình với bạn HaiVIB về "Phúc lợi mà tính chi ly quá thì có khi nó phản tác dụng". Ở đơn vị tôi cũng thế.

    Ở bài trên của tôi dùng từ "phúc lợi" có lẽ nó hơi rộng; mà đây nó là "chế độ" được luật quy định. Còn theo tôi nghĩ không cần sửa luật, mà chỉ cần tính trả khoản BHXH do NSDLĐ đóng cho NLĐ tương ứng với số ngày làm việc tháng đầu tiên/ hoặc tháng cuối cùng do NLĐ không được tham gia BHXH là công bằng.

    Tôi thấy điều bạn anmanda trăn trở là có lý, bởi vì nếu hàng nghìn lao động nghỉ không lương, số công nghỉ không lương sẽ nhân lên thành mấy nghìn ngày sẽ là một con số không nhỏ. Với đơn vị hành chính, sự nghiệp thì không coi trọng vấn đề này; nhưng với doanh nghiệp họ quan tâm là lẽ đương nhiên, còn nếu họ cũng thoáng thì quá tốt - có lợi cho NLĐ.

    Còn với cơ quan BHXH: đủ điều kiện đóng thì họ thu và được tính thời gian làm việc có đóng BHXH; không đủ điều kiện đóng thì thôi.

    Mong các bạn cho ý kiến thêm về chủ đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #447718   23/02/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Gửi bạn: amanda

    Chủ đề bạn đưa ra rất hay

    Tuy nhiên khi bạn muốn làm được việc đó (có nghĩa là bạn phải ký hợp đồng lao động theo ngày, trả lương theo ngày, bình bầu năng suất lao động theo ngày, nộp tiền bảo hiểm theo ngày...)

    Trong khi bộ luật lao động hướng dẫn bạn ghi trong hợp đồng lao động là mức lương tháng, nộp bảo hiểm xã hội tính theo tháng, theo năm mà không tính theo ngày.

    Một công ty có ít lao động thì bạn có thể tính được, nếu hàng nghìn lao động thì bạn tính sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #448387   01/03/2017

    Bảo hiểm xã hội

    Chào luật sư! Tôi có vợ sinh ngày 29/2/1994, năm đó không phải là năm nhuận nhưng do bố mẹ làm giấy khai sinh sai dẫn đến các văn bằng sai và đến giờ không đóng được bảo hiểm xã hội. Vậy cho tôi xin hỏi luật sư là phải làm thế nào để đóng được bảo hiểm xã hội. Xin cảm ơn luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #448464   01/03/2017

    thangtro82
    thangtro82

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 1125
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 33 lần


    Gửi bạn: Sungaka

    A. Hướng dẫn bạn làm đúng Luật (theo đúng trình tự):

    1. Bạn đến Sở tư pháp làm thủ tục xin cải chính giấy khai sinh ngày 29/02 thành ngày 28/02.

    2. Sau khi bạn có giấy khai sinh gốc đã được cải chính thì bạn đến công an xin điều chỉnh lại hộ khẩu.

    3. Sau khi điều chỉnh lại hộ khẩu bạn đề nghị làm lại chứng minh nhân dân.

    4. Sau khi bạn đã làm đủ giấy tờ của 3 mục trên bạn đến cơ quan BHXH đề nghị điều chỉnh thông tin người tham gia BHXH.

    5. Ngoài ra bạn còn phải đến tất cả các cơ quan, tổ chức đã cấp cho bạn tất cả các loại giấy tờ có liên quan đến ngày sinh để xin điều chỉnh ngày sinh.

    B. Hướng dẫn bạn làm lách Luật (Luật không cấm):

    1. Bạn về nơi xã, phường đã cấp giấy khai sinh ngày 29/02, đề nghị cấp giấy khai sinh bản gốc theo hình thức "Đăng ký lại" là ngày 28/02.

    2. Sau khi bạn có giấy khai sinh đăng ký lại là ngày 28/02, bạn đến cơ quan công an để xin điều chỉnh hộ khẩu.

    3. Sau khi bạn điều chỉnh được hộ khẩu thì bạn xin làm lại chứng minh nhân dân.

    4. Sau khi bạn làm đủ giấy tờ của 3 mục trên thì bạn đến cơ quan BHXH để xin điều chỉnh thông tin người tham gia BHXH.

    5. Ngoài ra bạn còn phải đến tất cả cơ quan, tổ chức đã cấp tất cả các loại giấy tờ có liên quan đến ngày sinh của bạn để xin diều chỉnh ngày sinh.

    C. Làm tắt (theo kinh nghệm):

    1. Bạn về nơi xã, phường đã cấp giấy khai sinh ngày 29/02 xin đăng ký lại giấy khai sinh ngày 28/02.

    2. Bạn đến cơ quan, tổ chức nơi bạn đang làm việc hoặc xã, phường nơi cư trú xin xác nhận rằng: Bạn có tên Sungaka sinh ngày 29/02/1994 trên giấy khai sinh số ..... và Sungaka sinh ngày 28/02/1994 trên giấy khai sinh số.... là cùng 01 người.

    3. Sau khi bạn làm đủ giấy tờ của 2 mục trên thì bạn đến cơ quan BHXH xin điều chỉnh lại thông tin người tham gia BHXH.

    * Các giấy tờ khác không phải điều chỉnh mà vẫn sử dụng bình thường, vì giấy tờ đó là thật, do lịch sử để lại, cũng như một số người trước đây không có ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì xác định ngày, tháng nghỉ hưu thế nào.

    * Trường hợp bạn từ bỏ mấy năm tham gia BHXH thì cơ quan BHXH cũng không dám bác bỏ hồ sơ của bạn, mà sẽ yêu cầu bạn phải viết đơn xin từ bỏ thời gian đã tham gia BHXH. Vì cơ quan BHXH không muốn chịu trách nhiệm sau này.

    * Chúc bạn thành công.

     

     

    Cập nhật bởi thangtro82 ngày 01/03/2017 09:01:21 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtro82 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (12/03/2017)