Báo cáo tài chính gồm những gì? Khi nào phải nộp báo cáo tài chính năm 2023?

Chủ đề   RSS   
  • #611858 23/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 21604
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 442 lần


    Báo cáo tài chính gồm những gì? Khi nào phải nộp báo cáo tài chính năm 2023?

    Một báo cáo tài chính đúng theo quy định pháp luật sẽ bao gồm những gì? Báo cáo tài chính phải được nộp vào thời gian nào? Nếu chậm nộp sẽ bị xử lý thế nào?

    Báo cáo tài chính gồm những nội dung gì?

    Theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:

    Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ.

    Biểu mẫu Báo cáo tài chính kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

    1) Báo cáo tài chính năm gồm:

    - Bảng cân đối kế toán

    Mẫu số B 01 - DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-1.doc

    - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    Mẫu số B 02 - DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-2.doc

    - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Mẫu số B 03 - DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-3.doc

    - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

    Mẫu số B 09 - DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-9.doc

    2) Báo cáo tài chính giữa niên độ:

    Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

    - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

    Mẫu số B 01a – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-1a.doc

    - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

    Mẫu số B 02a – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-2a.doc

    - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

    Mẫu số B 03a – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-3a.doc

    - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

    Mẫu số B 09a – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-4a.doc

    Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

    - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

    Mẫu số B 01b – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-1b.doc

    - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

    Mẫu số B 02b – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-2b.doc

    - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

    Mẫu số B 03b – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-3b.doc

    - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

    Mẫu số B 09a – DN

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/23/bctc-29b.doc

    Như vậy, một báo cáo tài chính hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ các tài liệu như quy định trên.

    Khi nào phải nộp báo cáo tài chính năm 2023?

    Theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thời hạn nộp Báo cáo tài chính như sau:

    1) Đối với doanh nghiệp nhà nước

    Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

    - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

    - Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

    - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

    - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    2) Đối với các loại doanh nghiệp khác

    - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

    - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

    Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước và đối với các loại hình doanh nghiệp khác sẽ được quy định khác nhau. Đối với Báo cáo tài chính năm 2023:

    - Tại doanh nghiệp nhà nước thì đơn vị kế toán phải nộp chậm nhất 30 ngày, công ty mẹ, Tổng công ty phải nộp chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 

    - Đơn vị kế toán của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải nộp chậm nhất 30 ngày, các doanh nghiệp khác thì phải nộp chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

    Chậm nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử lý thế nào?

    Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

    + Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

    + Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

    + Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

    + Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

    + Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

    + Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính.

    Như vậy, nếu doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính dưới 3 tháng sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng, trên 3 tháng thì sẽ bị phạt từ 10 đến 10 triệu đồng, còn nếu không nộp thì sẽ bị phạt từ 40 đến 50 triệu đồng.

     
    435 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (16/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận