Bằng tốt nghiệp GDTX có giá trị như bằng tốt nghiệp THPT chính quy?

Chủ đề   RSS   
  • #604560 07/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Bằng tốt nghiệp GDTX có giá trị như bằng tốt nghiệp THPT chính quy?

    Không ít người hiện nay vẫn tranh cãi việc học THPT hệ bổ túc sẽ có giá trị tương đương hệ chính quy mặt khác cho rằng học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) sẽ không được xét tuyển đại học. Vậy, đối tượng học và giá trị của 02 loại bằng này có như nhau?
     
    bang-tot-nghiep-gdtx-co-gia-tri-nhu-bang-tot-nghiep-thpt-chinh-quy
     
    1. Có mấy cấp bậc trong chương trình hệ thống giáo dục Việt Nam?
     
    Theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay ở Việt Nam là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
     
    - Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
     
    + Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
     
    + Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
     
    + Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
     
    + Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
     
    - Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
     
    - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
     
    2. Quy định về giáo dục thường xuyên
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
     
    - Đối tượng tuyển sinh THCS và THPT tại trung tâm GDTX được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT như sau:
     
    + Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình GDTX để cấp bằng tốt nghiệp THCS là người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ. 
     
    + Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp THPT là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
     
    + Đối với việc tuyển sinh vào các lớp không phải lớp đầu cấp, nếu người học có học bạ thể hiện kết quả học tập đạt yêu cầu và được lên lớp thì Trung tâm sắp xếp cho học lớp tiếp theo.
     
    Thường đối tượng học giáo dục thường xuyên là người đang đi làm, có ít thời gian cho học tập, là vận động viên chỉ tham gia học được buổi tối hay là học sinh không đủ điều kiện học tại các trường trung học chính quy.
     
    3. Quy định về giáo dục chính quy 
     
    Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục 2019.
     
    Đây là hệ đào tạo tập trung dành cho các thí sinh đã trải qua kỳ thi tuyển sinh chính thức hằng năm của các trường trên toàn quốc, những thí sinh này đủ điều kiện về điểm số và các điều kiện khác theo quy định của nhà trường và được công nhận trúng tuyển vào trường.
     
    Các thí sinh khi đậu hệ chính quy phải tham gia đầy đủ các chương trình đạo tạo theo một khung nhất định, có quy chế và chất lượng, yêu cầu cao hơn so với hệ bổ túc.
     
    4. Bằng tốt nghiệp tại trung tâm GDTX và hệ chính quy có tương đương?
     
    - Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
     
    - Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
     
    - Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
     
    Như vậy, mặc dù đối tượng tuyển sinh tuy có khác nhau kể cả về thời gian và chất lượng giáo dục cũng thế nhưng bằng tốt nghiệp hệ chính quy và tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên có giá trị giống nhau.
     
    6281 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (23/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận