Bàn về vấn đề mắc bệnh tâm thần sau khi phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #426623 08/06/2016

    phudung187

    Female
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    Bàn về vấn đề mắc bệnh tâm thần sau khi phạm tội

    Tháng 10/2014, C có gây sự với anh A và B khi chạy xe quá tốc độ và va quẹt nhẹ với A và B. Khi A và B về đến nhà thì C và một người đến đạp cửa và dùng mã tấu chém, khiến A và B gục ngay tại chỗ. Trước khi bị ngất đi, cả A và B đều nghe C nói với người đi cùng: "chém chết mẹ anh em nó cho tao". Sau đó A và B được gia đình đưa đi điều trị, anh A được kết luận là tỷ lệ thương tật 45% và bị liệt bàn tay phải, hiện chưa có dấu hiệu bình phục. Còn anh B thì tỉ lệ thương tật là 65% và liệt hoàn toàn cánh tay trái.

    Sau khi sự việc xảy ra, C bỏ trốn. Đến tháng 10/2015, C bị bắt khi đang lẩn trốn ở một chỗ hẻo lánh trong tỉnh. Tháng 12/2015, C bị khởi tố trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 3 điều 104 bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009. Trước khi xảy ra vụ việc này, trước năm 2014 C đã từng ngồi tù hai lần vì hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. 

    Sau khi kết thúc phiên tòa, gia đình C không chấp nhận vì lý do cho rằng C bị mắc bệnh tâm thần nên không phải chịu trách nhiệm hình sự và xin được đưa C đi giám định tâm thần. Trước đó, gia đình C còn thằng thừng tuyên bố, thà bỏ tiền cho toà, cho C đi giám định tâm thần còn hơn bồi thường cho gia đình A và B. Được biết, gia đình A và B đã phải cầm cố sổ đỏ để chữa trị cho hai anh, số tiền đã hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn chưa khỏi.

    Tháng 5/2016, gia đình C nhận được giấy triệu tập để tiến hành phúc thẩm với vụ án trên. Như vậy, luật hình sự Việt Nam có quy định như thế nào với trường hợp này? Làm sao để biết được rằng C có thật sự bị tâm thần khi thực hiện hành vi trên? 

    Mọi người cho mình xin ý kiến về vấn đề này với.

     
    6117 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phudung187 vì bài viết hữu ích
    yenlinh_94 (08/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #426650   08/06/2016

    DuongNgalaw
    DuongNgalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2016
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    chào bạn, tình huống này mình xin được có ý kiến như sau:

    Bộ luật hình sự VN năm 1999, sửa đổi năm 2009 có quy định:

    Để xác định một người có bị tâm thần khi thực hiện tội phạm hay không thì tùy từng giai đoạn tố tụng, theo yêu cầu của người có thẩm quyền, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan điều tra tiến hành trnưg cầu giám định pháp y để xác định một người khi thực hiện hành vi phạm tội có đủ năng lực tránh nhiệm hình sự hay không:

     Nếu khi thưc hiện hành vi phạm tội mà người đó mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi  thì không phải chịu TNHS.

    Nếu khi thực hiện hành vi phạm tội người đó có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.

    Trên đây là ý kiến của mình. Rất mong nhận được phản hồi từ bạn. 

    Dương Nga

     

    Ms. Dương Nga

    M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DuongNgalaw vì bài viết hữu ích
    phudung187 (08/06/2016)
  • #426744   08/06/2016

    phudung187
    phudung187

    Female
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    Cảm ơn ý kiến của bạn. Như bạn nói thì giám định sẽ có kết quả và quyết định. Nếu trong thời gian C bỏ trốn đến lúc diễn ra phiên tòa, C có sống chung với vợ, sau đó có con (thời đỉêm diễn ra phiên tòa, con của C đã được 3 tháng). Mà thời gian C bỏ trốn, cũng là lúc phát lệnh truy nã, C lại có hành vi hành hung người khác, rồi lại bỏ trốn. 

    Vậy những hành vi đó có được xem xét để kết luận là C bị mắc bệnh tâm thần không? Còn nếu kết quả giám định, kết luận rằng C không bị tâm thần, thì vợ và gia đình có bị xử phạt không?

    Mong nhận được những ý kiến của bạn và mọi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #426906   09/06/2016

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Chào bạn, mình xin có một vài ý kiến trao đổi với bạn như sau:

    1. Về việc giám định tâm thần:

    Như diễn biến của vụ án này, TA sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần với C. Kết quả giám định đó, nếu đương sự không đồng ý, nghi ngờ kết quả giám định thì có thể làm đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giám định lại. Tuy nhiên, họ chỉ có quyền yêu cầu mà thôi, còn việc có  ra quyết định giám định lại hay không là việc của cơ quan tiến hành tố tụng.

    2. Về việc bạn hỏi 

    Những hành vi như là bỏ trốn lệnh truy nã của C; ở cùng vợ, sinh con; trong thời gia bỏ trốn tiếp tục hành hung người khác có làm cơ sở để chứng minh C bị tâm thần không?

    Thì mình xin có ý kiến là việc xác định C có bị tâm thần không, pháp luật chỉ công nhận vấn đề này thông qua việc trưng cầu giám định. Mình cùng không hiểu rõ ý của bạn về mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi bạn liệt kê đó với việc C bị tâm thần có liên quan gì ??? :D

    3. về việc vợ và ga đình C có bị xử phạt không? (theo mình hiểu thì ý của bạn là xử phạt về hành vi che giấu tội phạm)

    Về việc này thì mình khẳng định cho dù C có bị tâm thần hay không thì Gia đình và vợ C cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với hành vi che giấu tội phạm (tùy mức độ vi phạm cũng như hậu quả của hành vi này mà có các  mức độ xử phạt khác nhau) vì giai đoạn này, cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định truy nã tội phạm với C.

     

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hmtlth vì bài viết hữu ích
    phudung187 (09/06/2016)
  • #426987   09/06/2016

    phudung187
    phudung187

    Female
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    hmtlth viết:

    Chào bạn, mình xin có một vài ý kiến trao đổi với bạn như sau:

    1. Về việc giám định tâm thần:

    Như diễn biến của vụ án này, TA sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần với C. Kết quả giám định đó, nếu đương sự không đồng ý, nghi ngờ kết quả giám định thì có thể làm đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giám định lại. Tuy nhiên, họ chỉ có quyền yêu cầu mà thôi, còn việc có  ra quyết định giám định lại hay không là việc của cơ quan tiến hành tố tụng.

    2. Về việc bạn hỏi 

    Những hành vi như là bỏ trốn lệnh truy nã của C; ở cùng vợ, sinh con; trong thời gia bỏ trốn tiếp tục hành hung người khác có làm cơ sở để chứng minh C bị tâm thần không?

    Thì mình xin có ý kiến là việc xác định C có bị tâm thần không, pháp luật chỉ công nhận vấn đề này thông qua việc trưng cầu giám định. Mình cùng không hiểu rõ ý của bạn về mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi bạn liệt kê đó với việc C bị tâm thần có liên quan gì ??? :D

    3. về việc vợ và ga đình C có bị xử phạt không? (theo mình hiểu thì ý của bạn là xử phạt về hành vi che giấu tội phạm)

    Về việc này thì mình khẳng định cho dù C có bị tâm thần hay không thì Gia đình và vợ C cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với hành vi che giấu tội phạm (tùy mức độ vi phạm cũng như hậu quả của hành vi này mà có các  mức độ xử phạt khác nhau) vì giai đoạn này, cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định truy nã tội phạm với C.

     

    Trân trọng!

     

    Tại đây là vụ việc có thật, có những tình tiết mà khi ra tòa thì không thấy đề cập tới, như hành vi che giấu tội phạm chẳng hạn. Đã gây án còn có thái độ hung hăng, đến cả thái độ ăn năn với việc mình gây ra cũng không có, không chỉ C mà cả gia đình C cũng vậy, nhìn vào thấy bức xúc vô cùng. 

    Mình cũng chỉ là muốn tìm hiểu thêm, những tình tiết đó có được sử dụng để xem xét việc giám định tâm thần không. Nhưng dù sao thì cũng cảm ơn những trao đổi của bạn. 

     
    Báo quản trị |