Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được hoạt động ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #608221 18/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được hoạt động ra sao?

    Ban Thanh tra nhân dân là một tổ chức được thành lập với hoạt động thanh tra trong các cơ quan, đơn vị. Vậy thanh tra nhân dân là gì? Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định ra sao?
     
     
    1. Thanh tra nhân dân được hiểu ra sao?
     
    Tại khoản 8 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 (đã hết hiệu lực) có giải thích thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
     
    Theo quy định trên tổ chức thanh tra nhân dân sẽ thực hiện hoạt động giám sát của nhân dân để trong các việc thực hiện chính sách, khiếu nại, tố cáo trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
     
    2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan
     
    Căn cứ Điều 20 Nghị định 59/2023/NĐ-CP nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị như sau:
     
    - Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
     
    - Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
     
    - Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
     
    3. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
     
    Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được tổ chức theo Điều 21 Nghị định 59/2023/NĐ-CP:
     
    - Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
     
    Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
     
    - Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
     
    Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn đề xuất để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.
     
    Trường hợp đặc thù không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
     
    - Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.
     
    4. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
     
    Căn cứ Điều 22 Nghị định 59/2023/NĐ-CP hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như sau:
     
    - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
     
    + Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 61 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
     
    Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.
     
    + Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.
     
    - Phương thức hoạt động
     
    + Tiếp nhận thông tin do cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát do lãnh đạo cơ quan, đơn vị cung cấp. Làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị.
     
    Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
     
    + Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
     
    - Chế độ báo cáo: Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở cơ quan, đơn vị kết quả thực hiện nhiệm vụ quý, 06 tháng, năm, nhiệm kỳ hoặc khi có yêu cầu; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức người lao động của cơ quan, đơn vị.
     
    277 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (26/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận