Bạn có biết: ăn trái cây có thể sinh ra nồng độ cồn?

Chủ đề   RSS   
  • #609466 15/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Bạn có biết: ăn trái cây có thể sinh ra nồng độ cồn?

    Dạo gần đây, cộng đồng mạng xuất hiện thông tin “ăn trái cây có thể sinh ra nồng độ cồn”, gây ra khá nhiều tranh cãi lẫn hoang mang cho người dân, nhất là vào thời điểm kiểm tra nồng độ cồn vô cùng sát sao như hiện tại. Vậy việc đó có thật không? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    1. Ăn trái cây sinh ra nồng độ cồn?

    Nồng độ cồn là một chỉ số đo lượng cồn có trong các loại đồ uống như rượu, bia. Hiện nay nồng độ cồn đang được sử dụng để làm thước đo, nhất là phục vụ trong công cuộc kiểm soát giao thông đường bộ.

    Trên thực tế, nồng độ cồn không chỉ xuất phát từ việc uống rượu, bia, mà ngay cả những thực phẩm hằng ngày, đặc biệt là trái cây cũng có thể sinh ra nồng độ cồn.

    Giải thích cho vấn đề này, ta cần hiểu rằng một số loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa dùng như vải, sầu riêng, nho, xoài, dứa, thông thường chứa hàm lượng đường rất cao. Khi ở môi trường không khí dễ bị lên men dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu vừa nhanh và nồng độ cũng cao. 

    Không chỉ hoa quả, mà khi chế biến thức ăn, nhiều món thêm rượu như một thứ gia vị dù là lượng rất nhỏ. Chẳng hạn, món cá hấp bia, thịt bê sốt rượu, các món thịt hầm không có rượu sẽ mất hương vị thơm ngon. 

    Một số người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có nhiều nguy cơ phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Thời gian đào thải hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng tiêu thụ.

    2. Xử lý vấn đề ăn trái cây sinh ra nồng độ cồn

    Nhiều bạn đọc đến đây hẳn đã bắt đầu hoang mang về những thông tin trên, nhưng đừng lo. Thứ nhất, cần khẳng định, những vấn đề được  đề cập trên là chuyện rất bình thường ở mỗi người. Pháp luật là để duy trì trật tự xã hội và chắc chắn những quy định nào đi ngược lại với bản chất ấy đều sẽ bị đào thải. Pháp luật về thổi phạt nồng độ cồn chắc chắn không sinh ra để ngăn cản mọi người ăn trái cây, hay tiêu thụ thực phẩm.

    Thứ hai, hiện nay nồng độ cồn được áp dụng chủ yếu trong vấn đề đảm bảo an toàn trong giao thông đường bộ, việc kiểm tra nồng độ cồn cốt yếu là để xác minh người tham gia giao thông có đủ tỉnh táo, có đảm bảo được sự an toàn của mình và cho mọi người hay không? Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, các chiến sĩ công an cũng có thể xem xét tình trạng để giải quyết vấn đề có nồng độ là do uống bia, rượu hay ăn trái cây.

    Trên thực tế, tình trạng ăn trái cây phát hiện nồng độ cồn rất ít, căn cứ Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người dân cũng có quyền khiếu nại, giải thích với chiến sĩ công an tình huống của bản thân. 

    Thứ ba, dẫu trong các loại trái cây nhiều đường vẫn có thể lên nồng độ cồn, tuy nhiên lượng cồn này rất nhỏ, chỉ sau 30 phút thì chúng không còn đáng kể trong máu để đến mức khi kiểm tra hơi thở có cồn.

    Thứ tư, để tránh việc thổi nồng độ lên cồn dù không uống rượu, bia mà chỉ do ăn các loại trái cây, sau khi ăn nên nghỉ ngơi 30 phút, súc miệng, uống thêm nước lọc, hạn chế ăn quá no, ăn nhiều trái cây vào buổi tối. Trường hợp kiểm tra vẫn có nồng độ cồn, có thể đề nghị cán bộ cho nghỉ ngơi 15 phút rồi đo lại.

    Như vậy, nếu bạn hiểu rõ và áp dụng tốt các điều trên, tin chắc sẽ không có việc bạn bị xử lý vi phạm nồng độ cồn vì ăn trái cây.

    3. Các mức phạt thổi nồng độ cồn hiện nay

    Việc ăn trái cây thì không thể vi phạm nồng độ cồn như đã nói nhưng hiểu thêm về pháp luật xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng là điều nên biết.

    Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), có quy định về các trường hợp vi phạm nồng độ cồn:

    Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:

    Mức vi phạm nồng độ cồn
    Mức tiền phạt
    Hình phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:

    Mức vi phạm nồng độ cồn
    Mức tiền phạt
    Hình phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
    Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:

    Mức vi phạm nồng độ cồn
    Mức tiền phạt
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng.
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng.
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
    Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng.

    Tổng kết lại, nắm rõ các quy định pháp luật cũng như kiến thức thực tế mà nói, không có việc ăn trái cây mà có thể sinh ra nồng độ cồn đến mức có thể bị xử phạt. Người dân cần tuân thủ nghiêm túc các quy định theo pháp luật, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh khi tham gia giao thông.

     
    556 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gryffin vì bài viết hữu ích
    admin (22/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận