Bản chất của thuế VAT ai là người chịu cuối cùng?

Chủ đề   RSS   
  • #564809 15/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Bản chất của thuế VAT ai là người chịu cuối cùng?

    thuế VAT

    Bản chất thuế VAT

    Mức thuế VAT tăng lên đáng kể sau khi Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 đặc biệt là tác động đến các hãng xe công nghệ, điều này vấp phải phản ứng gay gắt của các tài xế. Tuy nhiên, để hiểu đúng bản chất của vấn đề các tài xế cần biết thuế VAT là ai phải là người chịu để tránh có những hành vi không đúng chuẩn mực mà lại ảnh hưởng  đến công ăn việc làm của mình.

    Trước đó rất nhiều tài xế xe ôm công nghệ đã tập trung về văn phòng đại diện của GrabBike để phản đối việc đơn vị này tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế.

    Việc điều chỉnh tăng giá VAT thì tài xế công nghệ có bị ảnh hưởng không?

    Trả lời tại Công văn 5270/TCT-DNNCN về việc phát ngôn báo chí gửi đến Công ty TNHH Grab khi xuất hiện ý kiến của công ty Grab tăng giá cước xe, tăng khấu trừ thuế với lái xe do tác động của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

    >>> Xem CHI TIẾT  tại đây

    Bản chất của thuế GTGT (VAT) Ai là người chịu cuối cùng?

    Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

    Thuế GTGT là thuế gián thu (tức là người nộp thuế không phải là người chịu thuế), có tính chất trung lập về kinh tế.

    Điều này có nghĩa là thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản (kết quả kinh doanh) của người nộp thuế. Thuế GTGT điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

    Hiểu một cách cụ thể hơn thì Thuế GTGT do người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp cho Nhà nước. Nhưng người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng. Nguyên nhân là do thuế GTGT sẽ được cộng qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh và khi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ đó để sử dụng thì trong đó đã bao gồm thuế GTGT. Các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trò là thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng. Sau đó nộp vào Ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT.

    Như vậy, khi nhà nước tăng thuế GTGT thì người tiêu dùng là người chịu cuối cùng.

     
    3099 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận