Lời nói đầu tiên, cho phép mình gửi đến “Cộng đồng dân luật” lời chào trân trọng và thân thương nhất.
Dạo một vòng diễn đàn, mình thấy đã có khá nhiều bài viết (phản đối có, ủng hộ có) về hoạt động “Mại dâm”. Bài viết này không bàn đến việc phản bác (thật lòng), cũng không hề có sự đồng thuận nào () về việc công nhận mại dâm. Chỉ đơn thuần là quan điểm của mình khi phân tích ngắn gọn bản chất của hoạt động này:
“Mại dâm” – một từ tượng hình, tượng clip đã, đang và sẽ là 1 chủ đề sôi nổi của bao thế hệ, 1 trong những chủ đề mang tính pháp lý được nhiều người dân Việt Nam tham gia tranh luận nhất, từ thành thị đến nông thôn, từ bàn làm việc tại cơ quan lập pháp cho đến bàn … nhậu của những cao nhân về thi tửu.
1/ Bản chất của mại dâm:
Người bán dâm sẽ dùng vốn tự có của mình (cơ thể và kỹ năng) để thực hiện các hoạt động tình dục cùng với người mua dâm và được nhận tiền hoặc tài sản từ việc đó.
=> Như vậy về bản chất, không hề có đối tượng nào bị xâm hại về quyền lợi trong giao dịch này cả, cụ thể:
- Người bán dâm sử dụng vốn tự có của mình – tức là không trộm, cướp hay xâm hại quyền lợi của bất cứ ai để thực hiện giao dịch. Trường hợp này mình nhận thấy không có gì khác với việc người mẫu trình diễn catwalk để kiếm tiền cả !?!
- Người mua dâm cũng chỉ dùng tiền hoặc tài sản của mình để mua lấy dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà không hề ảnh hưởng hay gây hại đến người khác.
2/ Về các quan điểm trái chiều:
- Chiến hữu A có thể đưa ra hàng ngàn, hàng trăm lý lẽ và dẫn chứng thực tế cực kỳ thuyết phục và xác thực về những hậu quả không lường mà hoạt động mại dâm gây ra.
Nhưng khi nhìn lại, ta thấy được hầu hết những hậu quả mà mại dâm gây ra như: HIV, hủy hoại gia đình, địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp, … Nguyên nhân đều xuất phát từ yếu tố bên ngoài như: ý thức bảo vệ bản thân của người mua và người bán dâm hoặc chính sách quản lý không “đủ lực” của cơ quan có thẩm quyền chứ không hề liên quan đến “Bản chất của mại dâm”.
- Theo chiều ngược lại, đồng chí B cũng dư sức đưa ra những tác động tích cực nếu đề án "hợp pháp hóa mại dâm" được thực thi và quản lý một cách hiệu quả.
Tuy nhiên làm thế nào để quản lý được mại dâm, để hoạt động này không mất đi bản chất không xấu của mình vì những yếu tố khác lại là một câu hỏi chưa có lời đáp thỏa mãn.
3/ Kết:
Chung quy lại, mình chỉ muốn đưa ra quan điểm cá nhân: bản chất của “mại dâm” không xấu, nhưng để tối ưu hóa mặt tốt của nó thì yếu tố cốt lõi là nâng cao ý thức của người dân và chính sách quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Rất mong nhận được sự góp ý cũng như bàn luận từ anh chị và các bạn!