Bản án có hiệu lực pháp luật khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #490433 26/04/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Bản án có hiệu lực pháp luật khi nào?

    Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật khi nào, trước tiên cần xác định đó là bản án thuộc lĩnh vực nào, và cấp xét xử của bản án đó là cấp nào, mời các bạn xem hướng dẫn bên dưới:

    1. Bản án dân sự theo Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

    * Cấp sơ thẩm:

    - Khoản 2, Điều 282 BLTTDS 2015 quy định Bản án Dân sự có hiệu lực pháp luật khi:

    Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    + Trong đó thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. (Khoản 1, Điều 280, BLTTDS 2015)

    + Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

    >>> Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

    Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay (Khoản 1, Điều 282).

    + Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị (điều 482): 

    >>> Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;

    * Cấp phúc thẩm

    >>> Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (Điều 313 BLTTDS 2015)

    2. Bản án Hình sự theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015

    * Cấp sơ thẩm

    Theo Điều 343 BLTTHS 2015 thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    + Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. (Khoản 1, Điều 333)

    + Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

    * Cấp phúc thẩm

    Theo Khoản 2 Điều 355 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

    3. Bản án theo Luật tố tụng hành chính năm 2015

    * Cấp sơ thẩm

    + Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. (Điều 206)

    + Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện. (Điều 196)

    >>> Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2, Điều 215)

    Phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay.

    + Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án quy định tại điểm e khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

    >>> Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

    * Cấp phúc thẩm

    Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

     
    106922 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532639   07/11/2019

    trietbnp
    trietbnp

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho mình bổ sung thêm để đầy đủ hơn (trường hợp của Nguyễn Hữu Linh) 

    Căn cứ Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 11 Luật tố tụng hành chính 2015 đều quy định nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn theo quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, theo quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử, Tòa án sẽ chỉ giải quyết vụ việc theo hai cấp đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị)

    Theo nguyên tắc, đối với bản án, quyết định phúc thẩm thì sẽ không có quyền kháng cáo bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ lúc được tuyên bố.

    Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật có điểm không đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của tòa án, bảo đảm được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những bản án, quyết định có sai lầm, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Theo quy định tại Điều 331 và Điều 354 Bộ luât tố tụng dân sự 2015; Điều 373 và Điều 400 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Điều 260 và Điều 283 Luật tố tụng hành chính 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:

    - Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

    - Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

    Do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện ra tình tiết mới quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án nên để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định và nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Như vậy, nếu trường hợp người bị kết án không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm và nếu phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị hoặc những sai lầm, vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết vụ án thì dù không có quyền kháng cáo nhưng có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho những người có thẩm quyền để họ xem xét và quyết định có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hay không.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trietbnp vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/11/2019)
  • #544835   29/04/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Bản án vừa mới được tuyên sẽ chưa có hiệu lực pháp luật. Sở dĩ có điều đó là để cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ trong bản án có thời gian để kháng cáo hoặc để Viện kiếm sát kháng nghị. Đây là một trong những quy định quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên khi giải quyết tại Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #600873   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Bản án có hiệu lực pháp luật khi nào?

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Khi bản án đã được công bố trên cổng thông tin điện tử sau một thời hạn nhất định, có thể bị cấp giám đốc thẩm hủy bản án, đình chỉ vụ án. Như vậy, trong thời gian tuyên án thì công bố tên những người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan nào, còn khi tiếp tục công bố bản án giám đốc thẩm thì công bố tên họ lần thứ hai. Việc không mã hóa tên người tiến hành tố tụng sẽ dẫn đến hiện tượng bôi nhọ, hạ uy tín của người đó trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, trong khi người tiến hành tố tụng đó có sai phạm thì đã bị xử lý theo chế tài cụ thể, hơn nữa, điều này không loại trừ trường hợp khi bị công khai tên tuổi, các đối tượng vì tư thù cá nhân sẽ có hành vi đe dọa, ngược đãi.

     
    Báo quản trị |