CÁCH HỌC VÀ THI LUẬT THƯƠNG MẠI HIỆU QUẢ

Chủ đề   RSS   
  • #447587 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC VÀ THI LUẬT THƯƠNG MẠI HIỆU QUẢ

    >>> Tổng hợp điểm mới Bộ luật hàng hải 2015

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> Sửa đổi nhiều nội dung tại Luật thương mại 2005 có hiệu lực từ 01/01/2018

    >>> Tổng hợp văn bản pháp luật thương mại

    HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI - MỘT SỐ LƯU Ý CẦN THIẾT  

      Luật thương mại chủ yếu nói về các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt động trung gian, một số hoạt động thương mại khác… đồng thời quy định các chế tài trong hoạt động thương mại.

       Để học tốt môn này bạn cần nắm rõ các quy định trong BLDS, đặc biệt các chế định về hợp đồng.

      Khi nghiên cứu, giải quyết một hợp đồng như hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ, … cần xem xét chủ thể của hợp đồng là ai. Bởi lẽ chủ thể hợp đồng có vai trò quan trọng , là cơ sở để xác định luật áp dụng. Ví dụ, cùng là hợp đồng mua bán nhưng nếu chủ thể là cá nhân với cá nhân thì áp dụng BLDS 2015, nếu là pháp nhân với pháp nhân thì áp dụng Luật thương mại ( LTM), các trường hợp còn lại, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

     

      Lưu ý nếu hợp đồng giữa cá nhân và pháp nhân , đồng thời không có thỏa thuận trước của hai bên thì áp dụng quy định nào có lợi cho cá nhân. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ bên yếu thế, đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, tránh trường hợp cá nhân vì thiếu hiểu biết pháp luật hơn các thương nhân mà bị ức hiếp.

     

      Các đề thi về luật thương mại thường có ở hai dạng:

     

      Thứ nhất dạng giải quyết tình huống. Ở dạng này bạn cần lưu ý chủ thể, đối tượng hợp đồng và thời gian sự kiện pháp lí sảy ra để chọn luật áp dụng cho phù hợp.

     

      Thứ hai, dạng thi khá khó và lạ đối với sinh viên. Ở dạng này giảng viên sẽ cung cấp cho các bạn một hợp đồng , không quá dài, để các bạn đọc và phân tích, xử lí tranh chấp đưa ra. Ở dạng này, bạn cần có kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin cần thiết, lược bỏ bớt các thông tin không quan trọng nhằm tránh rắc rối và tốn thời gian. Cũng như việc giải quyết tình hướng, bạn cần xác định được văn bản pháp luật mà bạn sẽ áp dụng. Sau đó, xem xét kĩ những điều khoản chứa “nội dung chính”, xem xét toàn bộ hồ sơ, đọc đến đâu, gạch chân các sự kiện đến đó.

     

      Nếu bạn đủ thời gian, sau khi đọc xong, hãy vẽ sơ bộ sơ đồ tư duy. Mình khá thích phương pháp này. Mặc dù khá ngắn gọn nhưng rất hiệu quả. Một hợp đồng thường khá dài, việc vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn nắm đucợ sự kiện theo mốc thời gian, xâu chuỗi chúng lại, bạn sẽ dễ dàng tìm ra điểm “ bất thường” của nó.

     

      Tùy theo dạng câu hỏi mà bạn trình bày khác nhau. Một số tình huống yêu cầu bạn tìm và chỉnh lí hợp đồng. Nhưng sẽ có câu hỏi giải quyết tình huống đồng thời đan xen lí thuyết. Do đó, tùy mỗi trường hợp, bạn phải chọn cách trình bày phù hợp. Tất nhiên cho dù là câu hỏi dạng nào, vẫn phải đảm bảo tính logic về thời gian, sự kiện, lập luận, căn cứ.

     

      Sau đây là một số tài liệu, giáo trình tham khảo và văn bản pháp luật cần có cho môn học này:

    - Giáo trình Luật thương mại, tập 2, Nguyễn Bính Tý ( chủ biên), Đại học Luật Hà Nội.

    - Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Phan Huy Hồng ( chủ biên), trường Đại học luật TPHCM

    - Sách tham khảo Pháp luật thương mại về hàng hóa và dịch vụ, ths Đào Thị Thu Hằng, Đại học Kinh tế - Luật TPHCM.

    - Bộ luật dân sự 2015

    - Luật thương mại 2005

    - Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.

    - Nghị định 19/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương maị về xuất sứ hàng hóa

    - Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy địnhchi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa

    - Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế

    - Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về xúc tiến thương mại.

    - Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

    - Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo

     

     MỌI THẮC MẮC VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI, VUI LÒNG ĐỂ LẠI TRONG TOPIC NÀY. CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ BẠN SỚM NHẤT VÀ CHÍNH XÁC NHẤT.

         

                     CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     
    38542 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    OceanBank (19/09/2019) buigiathang (06/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #448759   04/03/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Mình xin bổ sung thêm là Luật Thương mại vẫn có dưới dạng nhận định đúng/sai. Nắm bắt được mấu chốt vấn đề, chỉ ra điểm sai cụ thể, giải thích sát với với vấn đề và đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng.

     
    Báo quản trị |  
  • #375968   25/03/2015

    thương mại 1- vai trò của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

    m.n giúp e câu hỏi này với.

    vì e k hc luật nên không rỏ lắm. em tìm tài liệu dùm bạn ạ

    câu hỏi: Vai trò của hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.? 

    hãy cho ví dụ vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ? cho biết nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp và giải pháp khắc phục ?

    em cám ơn m,n nhìu ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #420719   05/04/2016

    thongtindangnhap123
    thongtindangnhap123

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    luật thương mại

    nhờ các anh chị giải đáp giupws em với ạ?

    Công ty A mua của công ty xi măng Hà Tiên 100 tấn xi măng loại 1 với giá 1,5 triệu đồng/ tấn theo thỏa thuận trong hợp đồng, công ty A tạm ứng trước 25% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng, đúng thời hạn công ty A đã tạm ứng đủ số tiền  cho công ty B đồng thời công ty B cũng giao hang đúng và đầy đủ số xi măng của đợt 1 là 30 tấn. Đến đợt giao hàng thứ 2 theo hợp đồng. Công ty B chỉ giao được 30/70 tấn nhưng yêu cầu công ty A phải thanh toán toàn bộ số tiền  hang đợt 1 khi nhận hang đợt 2. Công ty A phát hiện  có khoảng 20% số xi măng không đúng theo chủng loại như hợp đồng và bị ẩm. Công ty A yêu cầu công ty B phải thay xi măng như thỏa thuận nhưng công ty B lấy lý do gặp mưa lớn nên không hạn chế  đượ, hơn nữa hang đã giao cho bên mua, nên bên mua phải chịu rủi ro, Bên A từ chối thanh toán cho đợt 1 và đợt 2 đồng thời buộc bên B phải trả tiền phạt 5% giá trị hợp động như đã thỏa thuận.

    Hỏi:

    1/ hợp đồng nêu trên có chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự và thương mại không? Vì sao?

    2/ Ý kiến của công ty B về chuyện rủi ro đối với hang hóa như trên có đúng pháp luật không? Vì sao?

    3/ Anh chị hãy xác định trách nhiệm của các bên đối với hành vi vi phạm hợp đồng?

     
    Báo quản trị |  
  • #343927   11/09/2014

    thaodau293
    thaodau293

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kiểm tra phẩm chất hàng hóa

    thưa luật sư, nếu một Hợp đồng quy định kiểm tra phẩm chất sẽ được tiến hành ở nước người bán do công ty X làm, khi hàng hóa sang đến nước người mua thì được giám định lại và được thực hiện bởi công ty Y là quyết định. Với quy định như vậy, người bán có buộc phải chấp nhận kết quả trong mọi tình huống hay không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #374815   18/03/2015

    THOCUN
    THOCUN

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo hành hàng hóa

    A có mua 1 cái máy photocopy toshiba e723 của công ty TNHH Hoàng Hà với giá là 25 triệu kèm theo dịch vụ bảo hàng 6 tháng hoặc 10.000 bản chụp tùy cái nào đến trước.

            Khi mua về, máy photo được khoảng 1 tuần thì hay gặp lỗi, những lúc như vậy A phải gọi về công ty để họ cho nhân viên kỹ thuật xuống bảo hành. Tuy nhiên, thông thường họ xuống rất chậm, khoảng 2 - 3 ngày sau khi A gọi họ mới cho người xuống, kể từ lúc ấy thì chiếc máy cứ phải sửa chữa suốt, cách 7-8 bữa thì lại bị lỗi, cho đến tháng thứ 5 kể từ ngày mua, máy lại bị lỗi lần này người bên công ty xuống bảo hành, họ sửa rất lâu, sau đó họ nói  hôm nay là chủ nhật, công ty không làm việc vì thế linh kiện bị hư trong máy của A họ sẽ tháo ra mang về, tạm thời họ sẽ "sửa tạm" để máy hoạt động trước , lần sau lên sửa máy họ sẽ mang linh kiện mới lên để lắp trả lại, cho kể từ khi đó cho đến hết thời hạn bảo hành họ không lên để lắp trả lại cho A phần linh kiện họ đã mang đi, tuy là máy hoạt động được nhưng phát ra tiếng kêu to, và khởi động cũng chậm hơn bình thường, A lo lắng khi thấy thời hạn bảo hành sắp hết mà họ vẫn chưa lên lắp lại cho A linh kiện đã lấy đi, A gọi về công ty thì họ bảo:"thế máy của anh có hoạt động được không? A bảo có, họ lại bảo: bây giờ công ty bận nhiều việc với lại nhân viên thì đi bảo hành ở xa chưa về nếu sử dụng tạm được thì anh cứ xài đi, lúc nào hư thì A cho người lên sửa rồi lắp trả lại cho anh", đến đầu tháng thứ 7 sau khi mua, chiếc máy của A lại bị lỗi, A gọi về công ty thì họ cho nhân viên lên sửa chữa và bảo máy A hư cục ghost phải thay đến 3 triệu rưỡi vì đã hết thời hạn bảo hành.

    Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này công ty đã có những hành vi vi phạm nào và A cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn THOCUN vì bài viết hữu ích
    thuytuthuong (23/11/2018)
  • #385669   29/05/2015

    Miyo_Yun
    Miyo_Yun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người giúp em "tranh chấp trong kinh doanh" với ạ

    Ngày 06/12/2011, Công ty TNHH lưới công trình (gọi tăt là bên B) có ký kết hợp đồng số 42/HĐKT/2011/PVC.TH-LCT với Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thanh Hóa (gọi tắt là bên A) về việc thiết kế móng, trụ căn lưới dự án sân tập golf Lam Kinh theo đó bên B cung cấp cho bên A toàn bộ thông tin thiết kế dự án sân tập golf với tổng giá trị thanh toán là 51.700.000đ, đã bao gồm thuế VAT. Theo thỏa thuận của 2 bên thì việc thanh toán được thực hiện làm 2 đợt, đợt 1: 20.000.000đ sau khi ký kết hợp đồng, đợt 2 thanh toán số tiền còn lại sau khi nghiệm thu công việc; thời gian hợp đồng không quá 10 ngày kể từ ngày bên A thanh toán đợt 1.Đến ngày 15/12/2011, 2 bên ký kết với nhau phụ lục hợp đồng số 02/PLHĐ/PVC.TH-LCT với nội dung bổ sung 5.000.000đ vào giá trị hợp đồng kinh tế số 42/HĐKT/2011/PVC.TH-LCT.

    Ngày 01/2/2012, Công ty TNHH lưới công trình (gọi tăt là bên B) tiếp tục ký kết hợp đồng số 04/HĐKT/2012/PVC.TH-LCT với Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thanh Hóa (gọi tắt là bên A) về việc cung cấp và lắp ráp lưới tập sân golf Lam Kinh. Tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 674.531.000đ, đã bao gồm thuế VAT. Phương thức thanh toán làm 4 đợt; đợt 1: 40% giá trị hợp đồng sau khi ký kết; đợt 2 thanh toán đến 70 % giá trị hợp đồng sau khi nghiệm thu vật liệu đầu vào tại chân công trình; đợt 3 thanh toán đến 85% giá trị hợp đồng sau khi bên B thi công xong 2/3 bức lưới được bên A nghiệm thu ; đợt 4 thanh toán 100% giá trị hợp đồng sau khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.Hai công ty đã tiến hành kiểm tra công trình và ký biên bản nghiệm thu hoàn thành tổng hạng mục công trình để đưa vào sử dụng ngày 25/12/2012.Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo các hợp đồng và phụ lục hợp đồng kể trên, bên A đã thanh toán cho bên B nhiều lần nhưng vẫn chưa đủ theo hợp đồng 
    đã ký kết. Đến ngày 29/7/2014 hai công ty đã lập biên bản đối chiếu công nợ xác định

    Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thanh Hóa còn nợ Công ty TNHH lưới công trình số tiền 153.277.600đ . Sau nhiều công văn nhắc nhở nghĩa vụ thanh toán nhưng phía công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thanh Hóa vẫn không thực hiện . Vì vậy, ngày 03/2/2015 Công ty TNHH lưới công trình làm đơn khởi kiện yêu cầu toà án thành phố Thanh Hóa buộc công ty cổ phần xây lắp dầu khí Thanh Hóa phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

    1. Thanh toán nợ gộc là 153.277.600đ

    2. Lãi suất phát sinh do chậm thanh toán: 153.277.600đ x 1%/tháng x 25 tháng 8 ngày (kể từ thời điểm 25/12/2012) là 38.728.136đ

    3. Phạt hợp đồng: 8% x 153.277.600đ = 12.262.000đ

    Câu hỏi 1: Xác định quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp?

    Câu hỏi 2: Xác định văn bản pháp luật được áp dụng giải quyết tranh chấp?

    Câu hỏi 3: Những yêu cầu nào của bên khởi kiện có thể được chấp nhận?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #396314   14/08/2015

    phuonguyenlaw92
    phuonguyenlaw92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Hoạt động book phòng qua các trang online, giá rẻ hơn có gọi là khuyến mại không?

    Các website như agoda, vnbooking... có gọi là thực hiện hoạt động khuyến mại ko? có phải đăng ký website không?

     
    Báo quản trị |  
  • #403299   20/10/2015

    cobelangthang1994
    cobelangthang1994

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định nghĩa thương lái và người bán lẻ địa phương?

    mọi người ơi cho mình hỏi thế nào là thương lái? thế nào là bán lẻ địa phương?

     
    Báo quản trị |  
  • #477781   08/12/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    cobelangthang1994 viết:

    mọi người ơi cho mình hỏi thế nào là thương lái? thế nào là bán lẻ địa phương?

    Trong “Từ điển bách khoa Việt Nam” không có khái niệm thương lái. Thương lái là một thuật ngữ xuất phát từ từ "lái". "Lái" có nghĩa là người buôn bán một hàng hóa nhất định (ví dụ lái trâu, lái buôn, lái vườn). Thương lái là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Thương lái thường được hiểu là người thu gom nông sản hàng hóa từ nông dân.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #449992   20/03/2017

    HuyenTrang1007
    HuyenTrang1007

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật thương mại

    Mọi người cho em hỏi: Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại với ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #477780   08/12/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    HuyenTrang1007 viết:

    Mọi người cho em hỏi: Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại với ạ?

     

    Chào bạn!

    Có 4 nguyên tắc ký kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại, đó là:

    - Tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng.

    - Bình đẳng cùng có lợi

    - Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản

    - Không trái pháp luật

    Bạn có thể tìm hiểu cụ thể các nguyên tắc này trên google, mình thấy có nhiều bài viết lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #474112   09/11/2017

    Nhungmup---123
    Nhungmup---123

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập Luật thương mại

    Em có thắc mắc về tình huống này mong giải đáp nhanh nhất ạ - công ty TNHH A kí hợp đồng bán cho DNTN B mua 100 chiếc xe đạp martin theo đúng chủng loại và chất lượng mà công ty A đã chào hàng doanh nghiệp B .Hai bên thoả thuận thành 2 đợt giao hàng : Đợt 1: 10/3/2017 số lượng 20 chiếc Đợt 2: 25/3/2017 số xe đạp còn lại Số hàng đợt 1 hai bên đã giao và nhận đầy đủ Số hàng đợt 2 bên công ty A đã không giao hành theo thoả thuận lý do vì dây chuyền sản xuất gặp sự cố mặt kĩ thuật nên không có hàng giao cho doanh nghiệp B như đã thoả thuận và công ty A đề nghị doanh nghiệp B cho thêm 10 ngày nữa để khắc phục sự cố Bên Doanh nghiệp B chấp nhận và yêu cầu công ty A phải giảm giá 1% trên giá trị lô hàng giao chậm . Công ty A không chấp nhận têu cầu vì cho đây là sự cố khách quan và công ty A không lường trước được 1. Hợp đồng trên có phải hợp đồng thương mại không? Tại sao? 2. Yêu cầu của công ty A về việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng có phù hợp không? 3. Yêu cầu giảm giá của doanh nghiệp B có đúng theo quy định của pháp luật không? 4. Nếu là công ty A bạn có chấp nhận giảm giá không? Tại sao? 5. Nếu là doanh nghiệp B bạn có chấp nhận gia hạn thêm ngày không? Tại sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhungmup---123 vì bài viết hữu ích
    zintin123 (10/11/2017)
  • #381040   26/04/2015

    ryuuzaki0712
    ryuuzaki0712

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hoạt động Thương mại điện tử

    Xin chào Luật sư,

    Em đang thắc mắc về một hình thức hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên website, nên muốn nhờ Luật sư tư vấn đây là được gọi là hoạt động gì và quy định tại văn bản pháp luật nào.

    Tình huống như sau: Công ty A đặt công ty B thiết kế một phần mềm với giá 100USD. Nhưng công ty B không trực tiếp làm mà thành lập một website và post yêu cầu sản xuất phần mềm kia lên để tìm kiếm các công ty khác hay freelancer thực hiện. Sau đó công ty B sẽ trả cho bên thiết kế kia 30USD và giao lại cho công ty A. Vậy là công ty B được lời 70USD.

    Mong nhờ Luật sư của danluat.vn giúp đỡ.

    Em xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #402926   17/10/2015

    Xử lý trường hợp giao hàng không giống mẫu

    Anh chị coi giúp em tình huống này

    Tóm tắt nội dung tranh chấp

    * ngày 20/12/2008 công ty TNHH vật liệu xây dựng A ký hợp đồng với công ty TNHH TM – DV và xây dựng B với nội dung như sau: A bán cho B 400 m2 đá trắng mè đen với giá 120 triệu.

    * ngày 14/2/2009 A đã giao cho B số đá tổng giá trị 90 triệu đồng và B đã thanh toán cho A 69 triệu đồng và nợ lại 21 triệu đồng.

    * ngày 1/4/2009 A và B thỏa thuận miệng:

    + A không giao hàng cho B nữa. và thay vào đó A sẽ thi công ghép số đá mà A đã bán cho B nhưng A lại thỏa thuận cho doanh nghiệp C trực tiếp thi công.

    Sau khi C thi công xong, ngày 01/6/2009 A đã xuất hóa đơn GTGT trị giá 115 triệu đồng cho B, bao gồm 69 triệu đồng đã thanh toán, 21 triệu đồng tiền đá còn thiếu và 25 triệu đồng tiền thi công; yêu cầu B thanh toán các khoản còn thiếu tổng cộng là 46 triệu đồng.

    Do B không thanh toán cũng không phản hồi gì, nên ngày 15/9/2009 A đã gửi công văn yêu cầu B thanh toán số tiền còn lại trong thời hạn 15 ngày. Lúc này B trả lời chỉ chấp nhận thanh toán 10 triệu đồng tiền đá còn thiếu do đá không đồng nhất (vi phạm quy định tại Điều 5 của Hợp đồng) và thanh toán 10 triệu đồng tiền thi công vì giá thi công theo thị trường chỉ tối đa 10 triệu đồng.

    A không đồng ý và B cũng không thanh toán nên vào ngày 15/10/2009 đã khởi kiện B tại TAND quận P TP.HCM và yêu cầu tòa án buộc B thanh toán toàn bộ số tiền 46 triệu đồng cùng với tiền lãi do chậm thanh toán do tòa án xác định phù hợp với quy định pháp luật.

    Các yêu cầu của A về việc thanh toán tiền theo các hợp đồng là có cơ sở

     
    Báo quản trị |  
  • #439988   28/10/2016

    inuyasha1011
    inuyasha1011

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập về Website TMĐT

    Nhờ mọi người giúp mình bài này với ạ :(

    Sam Media là công ty truyền thông của Hồng Kong và có văn phòng đại diện tại Hà Nội. Công ty đã tổ chức hoạt động quảng cáo trúng thưởng và cung cấp dịch vụ game cùng nhạc chờ trên máy điện thoại tại website vn-mozzi.biz.vn.

    Để cung cấp dịch vụ, Sam Media ký hợp đồng với ba doanh nghiệp (DN): Acom, VMG, Gapit. Ba DN này đầu tư hệ thống kỹ thuật (trong đó có 9 đầu số tổng đài) làm trung gian kết nối giữa hệ thống kỹ thuật của Sam Media với hệ thống kỹ thuật của nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile, để gửi tin nhắn đến khách hàng. Theo đó, khách hàng các nhà mạng trên đều nhận được lời chào mời dùng miễn phí lần đầu tải game trên web cùng nhạc chờ trên điện thoại và tự động gia hạn tính phí lần tiếp theo với giá cước chi tiết trong tin nhắn nếu khách hàng không nhắn tin hủy sử dụng dịch vụ. Đơn vị tiền tệ sử dụng khi thanh toán trên web là "xu" - được nạp bằng VNĐ thông qua nạp thẻ điện thoại.

    Ngoài ra, để mở rộng kinh doanh, Sam kêu gọi các thương nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa khác của họ trên web vn-mozzi.biz.vn của mình miễn phí kèm theo điều kiện giới thiệu được ít nhất 1 thương nhân khác cùng tham gia. Thương nhân mới tham gia phải đóng phí 1 triệu đồng, nhưng khi kêu gọi được thương nhân khác tham gia, thương nhân trước đó sẽ được nhận hoa hồng 1 triệu đồng. Quy định này đã giúp quy mô công ty cùng lượng khách hàng tăng nhanh chóng.

    A là một trong các khách hàng của Sam và đã bỏ ra khoảng 5 triệu VNĐ quy đổi thành "xu" để tải game cùng nhạc chờ và mua bán một số hàng hóa của các thương nhân khác. Tuy nhiên, do nghi ngờ A vi phạm qui định của trang web, Sam media đã tự động khóa vĩnh viễn tài khoản của A khiến A bị mất toàn bộ số "xu" chưa sử dụng trong tài khoản.

    Nhận xét các sự kiện pháp lý và trích dẫn các điều luật lên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #474950   16/11/2017

    myleluong
    myleluong

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thương mại 3

    Thực trạng về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân và trọng tài thương mại. Xu hướng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong thời gian tới như thế nào? Hãy phân tích
     
    Báo quản trị |  
  • #473885   07/11/2017

    Tranh chấp thương mại

    Cho mình hỏi việc giải quyết các tranh chấp thương mại phải diễn ra tuần tự từ thương lượng tới hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án là đúng hay sai
     
    Báo quản trị |  
  • #473894   07/11/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , đây là bài tập, bạn nên tự giải trước rồi mọi người góp ý cho bạn, như vậy sẽ nhớ lâu hơn. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #476764   30/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Hình như là các bên được chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại là Trọng tài hoặc Tòa án nha bạn. Nó tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên khi ký kết hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận khi kí hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp hai bên có thể thỏa thuận một cơ quan trọng Tài hoặc tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479413   22/12/2017

    kythuong
    kythuong

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 560
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 5 lần


    Những vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại và khuyến mại

     
    Báo quản trị |