Ở ở tình huống này thì khi áp dụng điều 467 Bộ luật dân sự 2015 thì K có thể đòi lại tiền khi H đã sử dụng không đúng mục đích vay và ông K cũng đã nhắc nhở.
Tuy nhiên lại có một chỗ vướng mắt là khoản 3 điều 465 Bộ luật dân sự 2015 thì bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả tiền trước kì hạn và trong trường hợp này cũng không đồng ý trả tiền.
Mình xin góp ý như sau:
Rõ ràng ông K có thể đòi lại tiền theo quy định tại điều 467 Bộ luật dân sự:
Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Nhưng ông K phải nhắc nhở cho ông H biết rằng ông H đang sử dụng tài sản sai mục đích, phải có chứng cứ về việc nhắc nhở như văn bản, ghi âm,… Và nếu sau khi ông K nhắc nhở mà ông H vẫn dùng tài sản vay trái mục đích thì ông K có thể lập tức chấm dứt hợp đồng, yêu cầu ông H trả lại tài sản cho mình.
Điều này có vẻ trái với quy định tại khoản 3 Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 nhưng đọc kĩ thì quy định đó như sau: Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy ta có thể thấy rằng quy định tại khoản 3 Điều 465 Bộ luật dân sự đang có sự mâu thuẫn với điều 467 Bộ luật dân sự nên ta sẽ ưu tiên áp dụng điều 467 Bộ luật dân sự. Bởi vì quy định tại khoản 3 Điều 465 đã tự hạn chế phạm vi của mình nếu nó có mâu thuẫn với các điều khác của Bộ luật dân sự hoặc luật khác. Áp dụng như vậy mới là đúng tinh thần của luật, tinh thần của nhà làm luật chứ không có mâu thuẫn trong một văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự 2015.