Bài tập nhận định đúng/sai

Chủ đề   RSS   
  • #508912 30/11/2018

    NamNhi28

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập nhận định đúng/sai

    1. Nếu mâu thuẫn giữa pháp luật và quy phạm xã hội, pháp luật cao hơn

    2. QPPL có thể nêu 1 khái niệm mà ko rõ phải làm gì

    3. Hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

    4. Trách nhiệm pháp lí là quan hệ giữa người vi phạm và bị vi phạm

    5. Ý thức pháp luật có thể tồn tại độc lập xã hội

    6. QHPL có thể xuất hiện giữa các chủ thể là Nhà nước

    7. Bộ phận chế tài thong quy phạm pháp luật luôm có mặt trong các quy phạm trao quyền.

     
    3792 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508954   30/11/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    3. Hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

    Nhận định này theo mình nghĩ là sai vì “Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định.” Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng luật, nhưng cho dù sáng tạo  những vẫn phải tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    NamNhi28 (19/12/2018)
  • #508960   30/11/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    4.Trách nhiệm pháp lí là quan hệ giữa người vi phạm và bị vi phạm

    Theo mình nhận định này là sai vì “là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chụi hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.”

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    NamNhi28 (19/12/2018)
  • #508962   30/11/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    6. QHPL có thể xuất hiện giữa các chủ thể là Nhà nước

    Nhận định đúng vì quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý, vậy các quan hệ và sự kiện pháp lý trên có thể phát sinh giữa các đối tượng là cơ quan nhà nước

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    NamNhi28 (19/12/2018)
  • #508965   30/11/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    1. Nếu mâu thuẫn giữa pháp luật và quy phạm xã hội, pháp luật cao hơn

    Nhận định đúng: “Quy phạm xã hội tự hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, thông qua các mối quan hệ của xã hội, do đó nó mang tính xã hội xâu sắc, không mang tính bắt buộc chung; được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo đảm bởi pháp luật.” Do đó nếu phát sinh mẫu thuẫn thì quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao hơn

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    NamNhi28 (19/12/2018)