Hi anh chị
Em có bài tập này mong được tham khảo từ anh chị, đúng hoặc sai chỗ nào a chị giúp e hoàn thiện với ạ
¢ Công ty cổ phần T kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Ngày 02/01/2006 công ty được sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tổng số vốn điều lệ của công tý là 3 tỷ đồng, được chia làm 300.000 cổ phần, trong đó có: 200.000 cổ phần phổ thông(CPPT); 30.000 cổ phần ưu đãi hoàn lại(CPƯĐHL); 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết(CPƯĐBQ); 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức(CPƯĐCT).
¢ Công ty có 6 cổ đông là A, B, C, D, E, G. Trong đó A, B, C, D là cổ đông đồng sáng lập; E, G là cổ đông mua Cổ phần của công ty.
¢ Cổ phần mà các cổ đông của công ty này nắm giữ cụ thể như sau:
A: 60.000 CPPT; 5000 CPƯĐBQ; 5000 CPƯĐCT.
B: 50.000 CPPT; 5000 CPƯĐBQ; 2000 CPƯĐCT; 5000 CPƯĐHL.
C: 40.000 CPPT; 5000 CPƯĐBQ; 3000 CPƯĐCT.
D: 50.000 CPPT; 5000 CPƯĐBQ; 5000 CPƯĐCT; 5000 CPƯĐHL.
E: 20.000 CPƯĐCT; 15.000 CPƯĐHL.
G:15.000 CPƯĐCT; 5000 CPƯĐHL.
¢ Trường hợp 1:
Ngày 10/1/2007 B muốn chuyển nhượng 50.000 CPPT, 2000 CPƯĐBQ, 2000 CPƯĐCT cho anh Hải là bạn của B. B có quyền chuyển nhượng các loại cổ phần trên cho bạn mình không? Vì sao?
¢ Gải quyết trường hợp 1:
B có quyền chuyển nhượng lại CP, riêng CPƯĐBQ là không được.
Theo luật kinh doanh 2014 trong đa số trường hợp cổ đông có quyền chuyển nhượng CP của mình cho người khác. Riêng nhưng trường hợp sau cổ đông không có quyền chuyển nhượng tự do:
¢ Thứ nhất người được chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập. Việc chuyển nhượng CP phải được sự chấp nhận của Đại hội đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày c.ty có giấy CNĐKKD.
¢ Thứ hai cổ đông sở hữu CPƯĐBQ sẽ không được chuyển nhượng CPƯĐBQ cho người khác
¢ Thứ ba sau 90 ngày kể từ ngày c.ty có giấy CNĐKKD cổ đông chưa thanh toán hoặc thanh toán 1 phần thì không được chuyển nhượng CP chưa thanh toán đó cho người khác.
¢ Trường hợp 2:
Ngày 20/4/2011 D phản đối quyết định về việc thay đổi điều lệ c.ty, D gửi văn bản yêu cầu c.ty mua lại toàn bộ CP của mình. Yêu cầu của D có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
¢ Giải quyết trường hợp 2:
¢ D là cổ đông của công ty. Việc D không tán thành việc thay đổi điều lệ của công ty và yêu cầu công ty mua lại toàn bộ CP của mình là hợp lệ.
¢ Theo điều 43 luật DN nếu cổ đông biểu quyết việc tổ chức lại công ty hoặc thay quyền, nghĩa vụ của cổ đông, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
¢ Trường hợp 3:
Năm 2011 trong một cuộc họp để biểu quyết một số vấn đề tài chính của công ty, E yêu cầu được biểu quyết vì E cho rằng cũng là cổ đông nên E có quyền biểu quyết các vấn đề quan trong của công ty. Yêu cầu của E có trường hợp pháp không? Tại sao?
¢ Giải quyết trường hợp 3:
Yêu cầu của E là hợp pháp.
Căn cứ theo điều 114 luật doanh nghiệp 2014 có quyền tham dự và phát biểu các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoạc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật điều lệ công ty quy định mỗi cổ đông phải có một phiếu biểu quyết.
cảm ơn anh/chị nhiều