Bài tập luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #543596 14/04/2020

    Baotran0106

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập luật dân sự

    Câu 1. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

    1.Khi phát sinh tranh chấp mà không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh thì sẽ áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp đó.

    2. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với mọi giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập nhân danh pháp nhân.

    3. Mọi giá trị nhân nhân đều không thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự.

    4. Khi giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thông qua một giao dịch dân sự khác thì giao dịch với người thứ ba cũng vô hiệu.

    5. Người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hưu thì luôn phải trả lại tài sản khi chủ sở hữu kiện đòi.

    6. Nghĩa vụ chỉ được coi là nghĩa vụ liên đới khi pháp luật quy định nghĩa vụ đó là nghĩa vụ liên đới.

    Câu 2. Bài tập A, B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là một căn nhà 3 tầng 500m2, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hỏi: a. Việc sở hữu của A, B đối với căn nhà và thửa đất đó là thuộc hình thức sở hữu nào? Tại sao? b. Nếu A, B muốn cho C được quyền hưởng dụng đối với căn nhà thì có được không? Thời hạn hưởng dụng tối đa là bao lâu? Câu 3. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của BLDS 2015.

     
    10231 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Baotran0106 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552339   20/07/2020

    Tình huống Luật dân sự - Mong được anh chị em giải đáp giúp - Chân thành cảm ơn

    Đặng Minh P (nguyên là kế toán kiêm phó quỹ tiết kiệm 61 Ngân hàng công thương M - Hà Nội). P và chị H đã thỏa thuận để P mượn sổ tiết kiệm để dùng sổ đó cầm cố vay tiền Ngân hàng (sổ tiết kiệm có trị giá 13.000 USD - Thời hạn gửi 12 tháng). Để đảm bảo tin tưởng P có giao chị H giữ Quyết định cấp đất của UBND xã ký. Sau khi mượn được sổ tiết kiệm, P không thực hiện theo thỏa thuận mà giả mạo chữ ký chị H rút 13.000 USD do Nguyễn Thị T (Trưởng quỹ tiết kiệm 61) và thủ quỹ Nguyễn Văn L thể hiện chi cho P số tiền của chị H (trong khi đó hai người biết rõ P và không có giấy ủy quyền của chị H). Trong trường hợp này có các ý kiến:

    1. P có hành vi lừa đảo nên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị H

    2. Ngân hàng công thương M phải bồi thường vì cán bộ ngân hàng có lỗi

    3. Cá nhân và Ngân hàng phải liên đới bồi thường thiệt hại

    Hãy xác định trong trường hợp này trách nhiệm dân sự của cá nhân hay của pháp nhân

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongduytanit@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/07/2020)
  • #564626   09/12/2020

    Athukg0412
    Athukg0412

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp dân sự . Mn giúp mình với ạ

    Tình huống 5:

    Nguyên đơn: ông Trần văn T, sinh năm 1955

    Bị đơn: ông Lê Văn Q, sinh năm 1957

    Nội dung vụ án:

    Năm 2017, ông T dỡ căn nhà cũ để xây mới khang trang hơn phục vụ việc làm ăn. Nhà cũ dỡ xong, vật liệu đã mua về, ông cũng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên khi tiến hành đào móng xây nhà thì ông Q (là hàng xóm nhà liền vách với nhà ông T) đã sang ngăn cản không cho ông T xây nhà vì cho rằng nhà ông T đã lấn chiếm sang phần đất của nhà mình. Về phía ông T lại cho rằng chính nhà ông Q mới là người lấn chiếm đất của nhà mình nên ông đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

    Sau khi tiến hành xét xử, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm đã bác đơn kiện của ông T, tuyên giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hai bên. Theo nhận định của cả Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm thì không có chênh lệch lớn giữa thực tế sử dụng so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó không có cơ sở xác định ông Q lấn chiếm đất của ông T.

    Khi ông T tiếp tục xây nhà thì lại gặp phải rắc rối là do ông Q khi xây dựng nhà từ trước đó đã làm 20 cây đòn tay lấn ra gần 20 cm trên khoảng không phần đất của nhà ông T nên ông T không thể xây nhà lên cao được. Ông T đã yêu cầu ông Q cắt phần đòn tay lấn sang không gian đất của nhà ông nhưng ông Q không đồng ý.

    Do đó, ngày 18/6/2018, ông T tiếp tục làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Nội dung đơn khởi kiện là yêu cầu ông Q cắt phần đòn tay lấn sang đất của ông để trả lại khoảng không trên phần đất cho ông.

    Sau khi thụ lý đơn khởi kiện của ông T, ngày 21/8/2018, Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh H đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Lý do đình chỉ là: Đây là vụ tranh chấp ranh giới đất đã được được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật nên đương sự không có quyền khởi kiện.

    YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÓM:

                1. Xác định đối tượng tranh chấp trong vụ kiện trên?

                2. Theo anh/chị quan điểm của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh H cho rằng đây là tranh chấp ranh giới đất có căn cứ không? Tại sao?

                3. Quan điểm giải quyết vụ việc trên của nhóm theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Athukg0412 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/12/2020)