Bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam sau khi ra tù không?

Chủ đề   RSS   
  • #616645 21/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam sau khi ra tù không?

    Bà Nguyễn Phương Hằng, một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam, đã trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời. Sau khi ra tù, liệu bà có được trở lại điều hành Công ty Đại nam không?

    (1)  Bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam sau khi ra tù không?

    Vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng đã để lại nhiều dư luận trái chiều. Sau khi chấp hành xong bản án, nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của bà tại Công ty Đại Nam vì bà đã là người có tiền án, tiền sự.

    Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, pháp luật chỉ cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đối với trường hợp:

    - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    - Bị tạm giam

    - Đang chấp hành hình phạt tù

    - Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

    - Đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

    Theo đó, ngoài quy định trên, pháp luật không quy định người đại diện theo pháp luật, giám đốc hay chủ tịch của công ty không được phép điều hành, quản lý công ty sau khi chấp hành xong hình phạt tù mà chưa được xóa án tích. 

    Vì vậy, trong trường hợp của nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, dù án tích đã được xóa hay chưa, bà Hằng vẫn có quyền tiếp tục điều hành Công ty Đại Nam mà không bị pháp luật cấm đoán.

    (2) Thời điểm xóa án tích của bà Nguyễn Phương Hằng là khi nào?

    Theo quy định tại Điều 70, Điều 71 của Bộ luật Hình sự 2015, có 03 hình thức xóa án tích bao gồm: đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích do Tòa án quyết định và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

    Theo đó, trường hợp của bà Hằng thuộc diện đương nhiên được xóa án tích do bà Hằng bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.

    Vì bà Phương Hằng thuộc trường hợp bị phạt tù đến 05 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, nữ doanh nhân sẽ được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính, bà hằng đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm.

    Như vậy, nếu bà Nguyễn Phương Hằng chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án thì và không thực hiện hành vi phạm tội nào nữa thì sẽ được xóa án tích sau 02 năm.

    (3) Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị xử phạt tù?

    Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 04 bị cáo khác đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân.

    Cụ thể, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam (tỉnh Bình Dương), là người nổi tiếng trên mạng xã hội được nhiều người quan tâm và biết đến trong đợt dịch Covid-19.

    Từ tháng 3/2021, bà đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim để đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do mình quản lý.

    Sau đó, bà Hằng thực hiện nhiều buổi livestream và phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung bịa đặt, sai sự thật, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của các cá nhân.

    Ngoài ra, bà Hằng còn công khai những thông tin thuộc về bí mật cá nhân, gia đình và đời sống riêng tư của nhiều người, vi phạm quy định pháp luật.

    Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 4/4, ngoài bà Hằng, các bị cáo Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM) nhận án 2 năm tù (giảm 6 tháng); còn Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) đều bị xử 1 năm tù (giảm 6 tháng) với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

     
    102 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận