Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên?

Chủ đề   RSS   
  • #496928 14/07/2018

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1400)
    Số điểm: 11717
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên?

    Câu hỏi: Việc tạm giữ người dưới 18 tuổi trong trường hợp phạm tội tại khoản 1 Điều 134 BLHS (dùng hung khí nguy hiểm) thì có thể áp dụng điều nào khoản nào ạ? Có thể ra quyết định tạm giữ được không?

    Câu trả lời:

    Điều 419 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định:

    "Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

    ....

    2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

    3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này".

    Trong đó, về phân loại tội phạm Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định chi tiết:

    "2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

    “Điều 9. Phân loại tội phạm

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

    c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình".

    Như vậy, căn cứ vào độ tuổi cụ thể thực hiện hành vi phạm của người chưa thành niên đó (trên hay dưới 16 tuổi); mức độ phạm tội thuộc loại tội phạm nào (bị truy cứu theo điều khoản nào, theo khung hình phạt nào) mà sẽ có cách áp dụng khác nhau. Ví dụ, người chưa thành niên đó trên 16 tuổi rồi, phạm tội thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 134 BLHS (được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì có thể áp dụng tạm giữ được vì khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm tại khoản này là "bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm" thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.

     
    6056 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496945   15/07/2018

    Cảm ơn bài viết của bạn. Tuy nhiên mình có nhiều thắc mắc trong trường hợp này. Bởi người dưới 18 tuổi là có người giám hộ. Vậy trong trường hợp người giám hộ không biết việc tạm giữ này thì có phải thông báo không. Mình muốn biết thời gian tạm giữ người chưa thành niên có giống như một người thành niên không. 

     

     
    Báo quản trị |