Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Điều khoản xử lý hành vi vi phạm cụ thể không quy định?

Chủ đề   RSS   
  • #606088 13/10/2023

    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Điều khoản xử lý hành vi vi phạm cụ thể không quy định?

    Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính? Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính? Có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Điều khoản xử lý hành vi vi phạm cụ thể không quy định?

    Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính?

    Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

    - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

    - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

    - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

    - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

    - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

    - Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    - Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

    Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính?

    Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    - Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;

    - Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020):

    Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

    Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

    Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi Điều khoản xử lý hành vi vi phạm cụ thể không quy định?

    Theo Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên có thể thấy biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), do đó người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.

     
    85 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận