Ô nhiễm tiếng ồn là hiện tượng đáng lưu ý trong thời đại ngày nay, nhất là ở nước đang phát triển, chưa đạt tới trình độ văn minh cần thiết trong nếp sống. Ở Việt Nam, nhất là ở đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường sống đã lên tới mức nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn.Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác.
Hiện nay ở nước ta, nhất là ở đô thị, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức báo động. Các loại tiếng ồn thường gặp và quan trọng phải kể đến đó là tiếng ồn ào từ lạm dụng còi xe. Bên cạnh đó, còn có tiếng ồn từ các máy phát nhạc của các cửa hàng bán đồ điện tử, quần áo, quán ăn..để thu hút khách. Các cửa hàng thản nhiên vác dàn loa lớn để ngay trước cửa với những bản nhạc dance âm thanh lớn hết cỡ. Và những buổi tối ngày sau giờ tan tầm, những ngày cuối tuần nghỉ ngơi sau cả tuần làm việc căng thẳng, mệt mỏi, các gia đình hay tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách mở nhạc, hát karaoke. Nhạc càng to thì càng hứng khởi, càng thoải mái mà dững dưng không quan tâm đến ảnh hưởng những gia đình kế cận.
Âm thanh được đo lường bằng đơn vị, ngay cả tiếng gió, tiếng lá cây rơi nhẹ cũng được đo lại. Ví dụ:
- 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tĩnh
- 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ
- 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường
- 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
- 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi
- 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu
- 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
- 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí
Những âm thanh to, những tiếng ồn đã và đang mạng lại những hậu quả khủng khiếp mà ta không ngờ đến được:
Nhiều nghiên cứu chứng minh được ô nhiễm tiếng ồn, âm thanh với tần suất lớn gây ra những tác hại to lớn về sinh lý, tâm lý và có tầm ảnh hưởng xã hội.
Về sinh lý, trên một mức nào đó, tiếng ồn gây thương tích tai, làm điếc. Trong môi trường ồn, ta dễ bị bệnh về giấc ngủ (không ngủ được, cấu trúc của giấc ngủ bị rối loạn).
Sống trong tiếng ồn, ta có thể bị đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.
Về tâm lý, môi trường ồn có thể gây cho ta stress, căng thẳng thần kinh, dễ cáu, nóng nảy, hung hăng,dễ bị kích động,...
Về xã hội, ở trong tiếng ồn ta hay phán đoán người khác, nghi ngờ và lo sợ trước người khác, khó tiếp xúc với người khác,...
Đó là những kết quả đã được các nghiên cứu nghiêm chỉnh đưa ra. Dĩ nhiên các kết luận này phải được vận dụng có chừng mực, dè dặt . Hậu quả của tiếng ồn còn tùy thuộc thời gian chịu ồn và phản ứng hay khả năng “thích ứng” độ ồn của từng cá nhân.
Hiện nay, pháp luật cũng đã đưa ra một số quy định chế tài về việc xử lý các chủ thể, cá nhân có hành vi gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa, cụ thể được quy định theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, Nghị định 179/2013/NĐ-CP và mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì ggiới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h). Như vậy, nếu việc kinh doanh xây xát nhựa và gia công các chi tiết nhựa gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
9. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."
Ô nhiễm môi trường đã và đang mang lại những hậu quả khủng khiếp và không ngờ tới được. Tuy pháp luật đã đưa ra những chế tài xử lý nhưng những chế tài này đã xử lý và làm giảm thiểu được các hành vi trên chưa, phải chăng vẫn còn kẻ hở và phải chăng các nhà chức trách nên có hướng quản lý chặt chẽ hơn vấn đề này ?
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn.