Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?

Chủ đề   RSS   
  • #605554 21/09/2023

    Ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?

    Việc bảo vệ bí mật nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật và nó đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy ai là người có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật Nhà nước?
     
    1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
     
    Căn cứ Điều 10 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được quy định như sau:
     
    - Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật này.
     
    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
     
    - Độ mật của bí mật nhà nước được thể hiện bằng dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật hoặc hình thức khác phù hợp với hình thức chứa bí mật nhà nước.
     
    - Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
     
    2. Ban hành danh mục bí mật nhà nước
     
    Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
     
    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
     
    - Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
     
    - Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;
     
    - Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
     
    - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
     
    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
     
    3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
     
    Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: 
     
    - Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
     
    - Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
     
    - Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
     
    - Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
     
    - Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
     
    - Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
     
    - Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
     
    - Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
     
    - Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
     
    Như vậy, người có thẩm quyền lập danh mục bí mật nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Việc bảo vệ bí mật nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước. 
     
     
    683 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận