Ai là F1 cần chú ý những điều sau

Chủ đề   RSS   
  • #580550 22/02/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Bên cạnh F0, thì F1 cũng là đối tượng dễ chuyển thành F0 và chiếm số lượng gấp nhiều lần F0. Cũng vì thế đối tượng này cũng có nhiều chế độ, chính sách đặc biệt như sau:

    1. Trước hết cần xác định F1 là gì?

    - Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
     
    - Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
     
    - Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
     
    - Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
     
    Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30.
     
    cach-ly-f1
     
    2.  Thời gian cách ly với F1
     
    2.1. Những người đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19):
     
    Thực hiện cách ly y tế 05 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập(1) kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng;
     
    Thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
     
    Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 05 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.
     
    2.2. Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19:
     
    Thực hiện cách ly y tế 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng;
     
    Thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 7 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
     
    Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 03 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

    3. Điều kiện để F1 được cách ly tại nhà

    3.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị
     
    - Là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư.
     
    - Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”; có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ.
     
    - Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.
     
    - Khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly.
     
    - Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau:
     
    + Phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.
     
    + Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”(sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải lây nhiễm); thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác (sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải sinh hoạt).
     
    + Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.
     
    + Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.
     
    + Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
     
    - Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.
     
    - Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.
     
    3.2. Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà
     
    - Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương
     
    - Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi.
     
    - Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
     
    - Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly.
     
    - Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Đặc biệt khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly.
     
    - Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác.
     
    - Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày
     
    - Phân loại chất thải theo hướng dẫn
     
    3.3 Yêu cầu đối với người ở cùng nhà:
     
    - Có cam kết với chính quyền địa phương  và cùng ký cam kết với người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly 
     
    - Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly.
     
    - Không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện Thông điệp 5K và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà.
     
    - Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly phải có cam kết với chính quyền địa phương.
     
    - Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày.
     
    - Báo ngay cho cán bộ y tế khi người cách ly tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, khó thở.
     
    - Thu gom chất thải từ phòng cách ly theo hướng dẫn.
     
    - Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế).
     
    - Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.
     
    - Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày.
     
    - Tất cả người ở cùng nhà được lấy mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác), sắp xếp một khu vực trong nhà để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và giám sát y tế khi có yêu cầu.
     
    - Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.
     
    Cơ sở pháp lý:
     
    - Công văn 5599/BYT-MT năm 2021 về giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19
     
    - Công văn 11042/BYT-DP năm 2021 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 
     
    - Công văn 762/BYT-DP năm 2022 về cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần
     
    3472 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    CCKIEMLAMHAGIANG (02/03/2022) admin (22/02/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580598   23/02/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Hiện tại số lượng F0 hàng ngày tăng lên rất nhiều nên lượng F1 cũng nhiều. Việc giảm số ngày cách ly đối với F1 là cần thiết khi mà hầu như người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều cơ bản, nhiều địa phương đã tiêm mũi 3 và có người đã tiêm mũi thứ tư.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580618   23/02/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Quy định mới này đã giảm bớt số lương người được xác định là F1, trước đây quy định xác định F1 là những người tiếp xúc gần trong thời gian 3 ngày trước khi khởi phát, hiện tại đã giảm xuống là 2 ngày trước khi khởi phát. Quy định mới này cũng giảm thời gian cách ly của F1 sẽ giúp đỡ đình trệ công việc hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580627   23/02/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Có tỷ lệ cao người khi nhiễm SARS-CoV-2 không có các dấu hiệu: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ,… chỉ khi đi xét nghiệm mới biết đã nhiễm bệnh, khi đã tiêm đủ 2 mũi thì khả năng bị nhiễm nhẹ và lây cho người tiếp xúc gần cũng giảm, nên hiện tại là F1 thì nguy cơ bị nhiễm cũng không cao, nhưng F1 cũng cần chú ý khoảng cách khi tiếp xúc tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang, cần che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy,...

     
    Báo quản trị |  
  • #580687   25/02/2022

    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Không như thời gian trước dịch covid hiện đã bước qua giai đoạn mới. Vì vậy, việc thay đổi cách tiếp cận với F1 là điều bắt buộc. Nếu cứ giữ cách tiếp cận kiểu cũ thì vừa gây khó khăn trong công tác quản lý, khoanh vùng người nghi nhiễm. Dẫn tới vừa tốn nhân lực và cả vật lực. Tạo nhiều khó khăn trong cho tất cả mọi người. 

     
    Báo quản trị |  
  • #586547   28/06/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của tác giả, ngày nay tuy dịch covid không còn là đề tài nóng như ở giai đoạn cao điểm, nhưng số lượng nhiễm bệnh vẫn tăng cao mỗi ngày, do đó mọi người cần lưu ý: triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt là thường gặp khi mắc COVID-19. Loại thuốc hữu ích và cơ bản an toàn nhất là acetaminophen với các biệt dược như tylenol, panadol chẳng hạn. Khuyến cáo dùng 500 mg acetaminophen mỗi 4 - 6 giờ là liều lượng an toàn cho hầu hết người lớn, chỉ dùng khi sốt quá 38,5 độ hay đau nhức không chịu đựng được, chườm mát cũng là cách làm hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #587235   01/07/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Cảm ơn thông tin về bài viết của bạn. Bài viết cho mình biết thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến phòng chống covid như: cần phải biết  F1 là gì,thời gian cách ly với F1, điều kiện để F1 được cách ly tại nhà,.... Mình cũng đã từng bị covid và hiểu được cảm giác cách ly là như thế nào đồng thời phải cách ly theo đúng quy định của nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #587271   01/07/2022

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Ai là F1 cần chú ý những điều sau

    Bây giờ F0 còn không quan tâm, thì F1 chẳng còn ý nghĩa gì nữa rồi.

     
    Báo quản trị |