Thừa kế không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #617705 21/10/2024

    Thừa kế không có di chúc

    Nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì tài sản gồm tất cả quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ chia như thế nào ? Có vài sổ đất  đứng tên 1 mình mẹ tôi, có vài sổ đất đứng tên 1 mình ba tôi.
    Trong khi đó : ông ngoại và ba tôi còn sống, chỉ còn 1 người con ruột là tôi. Ông ngoại tôi vẫn còn khoảng 7-8 người con nữa. Các quyền sử dụng đất đều mua trong thời kì hôn nhân. 
    Tôi phải làm giấy tờ gì để ông ngoại từ chối quyền thừa kế ? Có yêu cầu các cậu và dì phải ký giấy từ chối thừa kế không ?  (ông đã 92 tuổi và không minh mẫn nữa) 
    Mong được giải đáp và xin phương hướng xử lý. 
     
    240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617725   22/10/2024

    luatsuduongbang
    luatsuduongbang

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:28/08/2024
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Thừa kế không có di chúc

    Về vụ việc của bạn với dữ kiện chưa đầy đủ nên Luật sư xin phép được tư vấn cho bạn như sau:

    Câu hỏi của bạn: “Nếu mẹ tôi mất không để lại di chúc thì tài sản gồm tất cả quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ chia như thế nào ? Có vài sổ đất  đứng tên 1 mình mẹ tôi, có vài sổ đất đứng tên 1 mình ba tôi.

    - Về tài sản thì cần xác định phần tài sản riêng của mẹ bạn; số tài sản này được mẹ bạn tạo dựng và tích lũy trong thời kỳ hôn nhân thì nhận định đây là tài sản chung của bố và mẹ bạn. Nên mẹ bạn có phần tài sản trong khối tài sản chung này.

    - Khi mẹ bạn mất thì đây là thời điểm mở thừa kế và mẹ bạn hoàn toàn không để lại di chúc thì tài sản của mẹ bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật ( Bạn tham khảo Điều 649 và Điều 650 BLDS). Mỗi người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS) sẽ nhận được phần kỷ phần tương ứng.

    - Khi mẹ mất bạn không để lại di chúc việc phân chia sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 660 BLDS như sau:

    1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

    2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Về vấn đề: “Tôi phải làm giấy tờ gì để ông ngoại từ chối quyền thừa kế? Có yêu cầu các cậu và dì phải ký giấy từ chối thừa kế không?”.

    - Vì ông ngoại bạn không còn tỉnh táo, minh mẫn nên bạn không thể giao kết vì ông ngoại bạn không đủ khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Để định đoạt phần tài sản của mẹ bạn thì trong khi mẹ bạn còn minh mẫn và khỏe mạnh thì mẹ bạn nên lập di chúc đúng theo quy định của pháp luật về nội dung, hình thức, người làm chứng của di chúc. 

    Bạn có thể tham khảo qua câu trả lời của mình; để làm rõ hơn nhiều vấn đề bạn hãy liên hệ trực tiếp với luật sư gần nơi bạn cư trú để khai thác triệt để thông tin của vụ việc gia đình mình và sẽ có được sự tư vấn đầy đủ và trọn vẹn nhất./.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977