Khi nào "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được xem là tình tiết giảm nhẹ?

Chủ đề   RSS   
  • #592481 15/10/2022

    nguyentrinh26603

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/10/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Khi nào "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được xem là tình tiết giảm nhẹ?

    Em chào anh. Em có một thắc mắc rất mong được anh giải đáp ạ. Theo Luật Hình Sự 2015 thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

    Nhưng nếu đây là dấu hiệu định tội thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ". Ví dụ: A tấn công B. B giằng được con dao từ A và liên tục chém A nhiều nhát và A tử vong. B bị kết tội "giết ngưòi do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điều 126, vậy nên không thể hưởng tình tiết giảm nhẹ là "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo điểm c khoản 1 điều 51 nữa.

    Vậy em muốn hỏi, trong trường hợp như thế nào thì "phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ" được chấp nhận là tình tiết giảm nhẹ TNHS ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời từ anh ạ. Em cảm ơn anh và chúc anh một ngày tốt lành ạ.

     
    2011 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyentrinh26603 vì bài viết hữu ích
    tranquang6562@gmail.com (21/10/2022) ThanhLongLS (17/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592512   17/10/2022

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 51 là dấu hiệu định tội hoặc định khung trong đó có trường hợp "Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Có thể hiểu một cách nôm na vắn tắt, tình tiết định tội là tình tiết mà trong cấu thành tội phạm đó bắt buộc phải có, nếu không có tình tiết đó thì sẽ không phạm tội đó. Ví dụ: Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 51 c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Đây chính là tình tiết định tội của tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 126 Bộ Luật này. Nếu không có tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ không phạm tội này mà là phạm vào một tội khác (như Tội giết người chẳng hạn).

    Khi đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành một tội phạm (phạm tội gì) thì việc tiếp theo là xác định mức phạt cụ thể đối với tội đó là bao nhiêu, khi này khái niệm khung hình phạt bắt đầu được xem xét đến. Thông thường một Điều luật sẽ có 1 hoặc nhiều khung hình phạt và sắp xếp theo hướng khung hình phạt sau cao hơn khung hình phạt trước (thường Khoản 2, 3, 4…trở đi mức phạt sẽ cao hơn Khoản 1) cá biệt có một số Điều luật được thiết kế theo hướng ngược lại (ví dụ như Điều 123 Tội giết người Khoản 1 khung hình phạt là cao nhất – tử hình, nhưng Khoản 2 mức tối đa chỉ 15 năm).

    Tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội sẽ thuộc vào một khung nhất định. Khi đã thuộc vào một khung nào đó thì sẽ xem xét đến ý nghĩa của những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Nếu một tội phạm được thực hiện mà không có bất kỳ tình tiết tăng nặng hay giảm nhe nào thì mức án được tuyên sẽ là khoảng giữa của khung. Ví dụ: Khung hình phạt áp dụng là từ 03 năm đến 07 năm tù giam thì mức án sẽ là 05 năm tù giam ((03 + 07)/2 = 05). Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể xuống dưới mức 05 năm nhưng không được thấp hơn 03 năm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng thì mức phạt được tuyên có thể nhiều hơn 05 năm nhưng tối đa không quá 07 năm.

    Như vậy có thể thấy tình tiết giảm nhẹ chỉ có giá trị sau khi đã xác định người phạm tội phạm tội nào và khung hình phạt là bao nhiêu để tuyên mức phạt dưới mức trung bình của khung. Do đó khi tình tiết giảm nhẹ nào đó đã được dùng để định tội (khá phổ biến) và dùng để định khung (rất hiếm gặp – nhưng nhà làm luật vẫn quy định phòng hờ) thì sẽ không áp dụng để xem xét định lượng hình phạt nữa vì như vậy 1 tình tiết giảm nhẹ lại áp dụng đến 02 lần. Trở lại với ví dụ phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì đó đã là tình tiết định tội tại Điều 126 rồi, không thể khi quyết định hình phạt lại nêu thêm 1 tình tiết giảm nhẹ là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1 lần nữa.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.