Đánh người gây thương tích, bị kiện phải xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #574479 08/08/2021

    tuananhdt92

    Sơ sinh

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:08/08/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đánh người gây thương tích, bị kiện phải xử lý như thế nào?

    Chào luật sư !

    Cháu có câu hỏi muốn được tư vẫn từ luật sư ạ.

    Em cháu có vay nặng lãi của một tổ chức cho vay nặng lãi rồi sau đó họ có đến nhà đòi tiền và xảy ra tranh chấp khi đó bên vay nặng lãi có chặn vợ của em trai cháu ở đường và đánh sau đó bên vay nặng lãi còn đe dọa và đánh chết vợ em cháu. sau đó họ đến nhà em cháu đòi tiền thì xảy ra tranh chấp đánh nhau em cháu thì dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu bên vay nặng lãi cậu của cháu cũng có tham gia sau dó người bên vay nặng lãi đi khỏi và nói bị đánh đi viện kiểm tra sức khỏe và bị thương 10% do vỡ mắt cá chân và 1% do bị mũ đánh vào đầu ( 10% do cậu đánh và 1% do em trai ) và bên kia có làm đơn kiện cậu và em trai cháu ra tòa.

    Vậy cháu xin được hỏi trong trường hợp này thì cậu cháu và em cháu khi bị kiện thì sẽ bị xử lý như thế nào ạ.

     

     
    3847 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuananhdt92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574580   16/08/2021

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như thông tin bạn cung cấp thì cậu bạn và em bạn có hành vi đánh người bên vay nặng lãi khiến người này bị thương. Hành vi này sẽ bị khởi tố về hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội này.

    Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác tùy theo tính chất mức độ mà áp dụng các mức phạt khác nhau.

    Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

    Như vậy, trong trường hợp này nếu cậu bạn và em bạn có những dấu hiệu kể trên thì rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134. Hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Sở dĩ cậu bạn và em bạn cũng phạm vào tội này vì trong trường hợp này cậu bạn và em bạn có tư cách là đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

    Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người này. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì họ còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    - Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    Nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì cậu bạn và em bạn sẽ bị xử lý hành chính.

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2021)
  • #574921   30/08/2021

    tuananhdt92
    tuananhdt92

    Sơ sinh

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:08/08/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo như thông tin bạn cung cấp thì cậu bạn và em bạn có hành vi đánh người bên vay nặng lãi khiến người này bị thương. Hành vi này sẽ bị khởi tố về hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội này. Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    cháu rất cám ơn luật sư đã giải đáp cho câu hỏi của cháu ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #590925   11/09/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Đánh người gây thương tích, bị kiện phải xử lý như thế nào?

    Trước hết, cần phải xác định là hai bên xảy ra đánh nhau thi có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hay không? Thì trong tình huống bạn nêu ra thì mình không biết là bạn có thuộc một trong hai trường hợp sau hay không, cụ thể như sau:

    Thứ nhất, tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Thứ hai, theo Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 quy định tình thế cấp thiết:

    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì có thể bạn được xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2022)
  • #595164   02/12/2022

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Câu hỏi đã trả lời rồi

    Trước hết, cần phải xác định là hai bên xảy ra đánh nhau thi có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hay không? Thì trong tình huống bạn nêu ra thì mình không biết là bạn có thuộc một trong hai trường hợp sau hay không, cụ thể như sau:

    Thứ nhất, tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Thứ hai, theo Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 quy định tình thế cấp thiết:

    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì có thể bạn được xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết.

     

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/12/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;