Căn cứ vào Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Theo quy định tại khoản 3 điều 18 thì đối tượng giao kết hợp đồng bao gồm các đối tượng sau:
Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại ba trường hợp đầu không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn nếu như thành viên trong hội đồng quản trị là người trực tiếp sử dụng và quản lý trong quá trình bạn làm việc thì cần thiết phải kí hợp đồng lao động với thành viên đó. Ngược lại nếu thành viên đó trong hội đồng quản trị không phải là người trực tiếp quản lý trong quá trình làm việc thì không cần thiết phải ký kết bản hợp đồng lao động với thành viên quản trị.
Theo Điểm d, khoản 2.5, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, ban hành ngày 18/06/2014, bắt đầu có hiệu lực ngày 02/08/2014, quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do cá nhân làm chủ); thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh”.
Trường hợp các cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành sản xuất kinh doanh thì vẫn được tính vào chi phí hợp lý.
Nếu giám đốc thuê ngoài, nhận lương hằng tháng từ chủ doanh nghiệp thì chi phí này được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Nếu thành viên của công ty TNHH 2 Thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần thì Chi phí này vẫn là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;