Trường hợp bạn nêu là biện pháp phong tỏa tài khoản được cơ quan điều tra áp dụng. Phong tỏa tài khoản được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN hợp nhất Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định các trường hợp tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
“3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.”
Theo đó, thẩm quyền hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra; của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS trong giai đoạn truy tố; của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự
Biện pháp phong tỏa tài khoản được hủy bỏ khi có căn cứ: Đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với pháp nhân được Tòa án tuyên không phạm tội; pháp nhân phạm tội không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại;
Trong trường hợp của bạn phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thấy không còn cần thiết tiếp tục phong tỏa tài khoản nữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Nếu muốn hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản, bạn phải có đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trình bày nguyện vọng và chứng minh là người quản lý hợp pháp tài khoản, các gia dịch là hợp pháp. Nếu xét thấy việc hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì sẽ được Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp này.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.