Sang nhượng QSDĐ khi mẹ vắng mặt?

Chủ đề   RSS   
  • #568706 05/03/2021

    bilyhys

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Sang nhượng QSDĐ khi mẹ vắng mặt?

    Dear luật sư

    Mẹ tôi đi Úc được 1 thời gian và chưa về được do tình hình dịch nên muốn sang nhượng cho tôi đứng tên sổ đỏ

    Vậy luật sự cho tôi hỏi là tôi có được sang nhượng sổ đỏ này không khi mà đang vắng mặt mẹ tôi. Và nếu được thì tôi cần chuẩn bị những gì. 

    Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!!!

     

     
    1270 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bilyhys vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #568722   05/03/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Mẹ bạn đi Úc được một thời gian và chưa về được do tình hình dịch nên muốn sang nhượng cho bạn đứng tên sổ đỏ.

    Theo đó, mẹ bạn không thể về Việt Nam để thực hiện các thủ tục chuyển nhượng căn nhà là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có thể Uỷ quyền cho bất kỳ ai thay mặt mẹ bạn để làm thủ tục. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản và được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện tại mẹ bạn đang ở Úc và bạn đang ở Việt Nam, do đó bạn và mẹ không thể cùng đến văn phòng công chứng để lập hợp đồng uỷ quyền công chứng. Vì vậy hợp đồng Uỷ quyền giữa mẹ bạn và người được ủy quyền sẽ được công chứng ở hai nơi khác nhau theo quy định khoản 2, điều 55 Luật công chứng 2014:

    “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

    Theo Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định:

    “Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”

    Như vậy, theo quy định trên thì mẹ bạn có thể đến Đại sứ quán của Việt Nam hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Úc để công chứng Hợp đồng uỷ quyền sau đó gửi hợp đồng uỷ quyền đó về Việt Nam cho người mà mẹ bạn ủy quyền. Sau khi người được ủy quyền nhận được hợp đồng uỷ quyền trên thì bạn và người được ủy quyền tiếp tục đến các Văn phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh nơi có bất động sản để công chứng một lần nữa. Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng Hợp đồng uỷ quyền theo đúng quy định thì người được ủy quyền bạn có thể thay mặt mẹ bạn thực hiện các thủ tục để ký giao dịch chuyển quyền nhà đất cho bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/03/2021) bilyhys (10/03/2021)
  • #568794   08/03/2021

    bilyhys
    bilyhys

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2021
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Rất cảm ơn Luật sư đã trả lời câu hỏi của tôi

    Còn 1 khúc mắc tôi xin phép được hỏi và mong nhận được câu trả lời từ Luật sư là nếu giấy ủy quyền được mẹ tôi làm ở Úc và có đóng dấu từ ĐSQ Việt Nam tại Úc thì tờ giấy ủy quyền đó được viết tiếng Việt hay cả vừa tiếng Việt lẫn tiếng Anh

    Và nếu được thì tôi muốn xin một mẫu nội dung ủy quyền về vấn đề rút sổ đỏ ở ngân hàng, sang nhượng buôn bán nhà cửa này với ạ

    Xin trân trọng cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #569459   28/03/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định:

    “Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam”.

    Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài của Việt Nam bao gồm đại sứ quán và lãnh sự quán hoàn toàn có thể thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng uỷ quyền. Giấy ủy quyền đó được lập bằng tiếng Việt.

    Đối với trường hợp người ở nước ngoài uỷ quyền cho người ở Việt Nam thì bạn phải liên hệ lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện thủ tục uỷ quyền nếu người Việt Nam có mặt tại nước ngoài hoặc thực hiện công chứng bởi 2 tổ chức công chứng gồm lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài và một tổ chức công chứng bất kỳ tại Việt Nam. Sau đây là mẫu Giấy ủy quyền bạn cần tham khảo:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    GIẤY ỦY QUYỀN

    (Dành cho cá nhân)

    Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

    Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

     Hôm nay , ngày ...... tháng ...... năm 20....... ,chúng tôi gồm có:

    I. BÊN ỦY QUYỀN:

    Họ tên:............................................................................

    Địa chỉ:..........................................................................        

    Số CMND:  cấp ngày:    nơi cấp:     

    Quốc tịch:  ......................................................................

    II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

    Họ tên: ..........................................................................

    Địa chỉ: ......................................................................    

    Số CMND:  cấp ngày:    nơi cấp:     

    Quốc tịch:..................................................................

    III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
    ...........................................................................................................................

    IV. CAM KẾT

    - Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

    - Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

    Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

    BÊN ỦY QUYỀN

    (Ký, họ tên)

    BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

    (Ký, họ tên)

    XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

              ……………………………………………………………………………..

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.