Doanh nghiệp Việt Nam thuê lại lao động Doanh nghiệp nước ngoài?

Chủ đề   RSS   
  • #557517 09/09/2020

    bichngan2319

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Doanh nghiệp Việt Nam thuê lại lao động Doanh nghiệp nước ngoài?

    Xin chào Luật sư

    Em muốn hỏi 1 doanh nghiệp nước ngoài có thể cho thuê lại nhân viên cho 1 doanh nghiệp Việt Nam được không ạ?

    Công ty em ở Nhật hợp tác đầu tư vào công ty Việt Nam nhưng trên giấy phép là công ty trách nhiệm hữu hạn và người đứng tên là người khác. 

    Giờ muốn luân chuyển nội bộ nhưng vì không phải công ty mẹ con nên không theo hính thức đó được.

    Vậy làm cách nào để nhân viên vẫn là nhân viên công ty Nhật nhưng có thể sang Việt Nam và làm việc được ạ?

     
    1847 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bichngan2319 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557610   10/09/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như bạn trình bày, công ty của bạn là doanh nghiệp nước ngoài (của Nhật) hợp tác đầu tư vào công ty Việt Nam muốn luân chuyển nội bộ người lao động nhưng vì không phải công ty mẹ con nên không theo hính thức đó được và bạn muốn hỏi doanh nghiệp nước ngoài có thể cho thuê lại nhân viên cho 1 doanh nghiệp Việt Nam được không?

    Việc cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Do đó, Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động nên việc xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực này chịu giới hạn chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được các điều kiện, doanh nghiệp cho thuê lại lao động mới được cấp phép. Theo đó, việc xin giấy phép cho thuê lại lao động là rất khó khăn nên Công ty bạn không thể áp dụng.

    Một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 23 Bộ luật lao động là địa điểm làm việc. Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 31 Bộ luật lao động thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời, quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty nước ngoài với người lao động.

    Vì người làm việc trong công ty bạn và công ty Việt nam được coi là người lao động, không phải công chức, viên chức nên không thể điều chuyển người lao động từ công ty này sang công ty khác. Tuy nhiên, nếu công ty bạn, công ty thành viên và người lao động đã thống nhất được với nhau thì công ty bạn có thể thỏa thuận. chấm dứt hợp đồng với người lao động sau đó người lao động giao kết hợp đồng. lao động với công ty thành viên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020) bichngan2319 (16/11/2020)
  • #562701   16/11/2020

    bichngan2319
    bichngan2319

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã tư vấn ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #562702   16/11/2020

    bichngan2319
    bichngan2319

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Luật sư cho em hỏi.

    Trong trường hợp 2 công ty là đối tác, thì có thể cử nhân viên của công ty mình sang công ty đối tác làm việc được không ạ? 

    Ví dụ công ty Nhật và công ty Việt Nam có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty Nhật cử nhân viên qua Việt Nam công tác trong 1 năm. Trường hợp này thì có thể không và cần những hồ sơ nào ạ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bichngan2319 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)
  • #562793   17/11/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đối với trường hợp này, trong hợp đồng lao động của người lao động đã có sự thay đổi về địa điểm thực hiện hợp đồng, điều chuyển sang công ty đối tác (đây là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động) Khi đó, hợp đồng lao động của của công ty bạn phải được tiến hành sửa đổi.

    Theo Điều 35 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

    “1.Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    2.Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3.Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”

    Như vậy, nếu công ty muốn chuyển người lao động đi làm việc ở một công ty đối tác mới mới thì phải có sự thỏa thuận với người lao động về việc sửa đổi địa điểm làm việc và công ty đối tác làm việc. Nếu các bên không đồng ý điều chuyển hay nói cách khác là hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.

    Tóm lại, trong trường hợp này, người lao động không đồng ý thì vẫn tiếp tục làm việc ở nơi cũ, nếu công ty vẫn chuyển công tác đối với bạn thì như vậy là trái pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)
  • #562808   17/11/2020

    bichngan2319
    bichngan2319

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Như vậy nếu các bên đồng ý thì có thể chuyển địa điểm làm việc được đúng không ạ? Và lương của người này có thể chia ra công ty Nhật trả 1 phần, công ty Việt Nam trả một phần được không ạ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bichngan2319 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)
  • #562816   17/11/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nếu tất cả các bên đều đồng ý thì có thể làm một cái phụ lục Thỏa thuận ba bên bạn nhé

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020) bichngan2319 (19/11/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;