Đối với trường hợp người còn nợ tiền, theo quy định của Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ của bên còn nợ là phải trả tiền cho dù là có khả năng ít hay nhiều, tương đương với nghĩa vụ trả tiền của bên nợ. Bên cho nợ có nhiều cách thức để đòi tiền, tuy nhiên dù là với cách thức nào thì cũng phải giữ đúng giới hạn luật định, những trường hợp sử dụng vũ lực để đòi tiền đều là những hành vi pháp luật không cho phép, bởi mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm thân thể.
Với hành vi dùng vũ lực để đòi tiền thì phụ thuộc vào từng mức độ mà pháp luật sẽ có các hướng xử lý khác nhau; nhẹ thì bồi thường dân sự, nghiêm trọng hơn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 170 Bộ luật hình sự
Trong tình huống trên, nhận thấy anh bạn và hai người cùng đến nhà người nợ đòi tiền, hành vi đánh người và gây thương tích cho người nợ tiền có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 với tình tiết phạm tội có tổ chức (có 3 người thực hiện)
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
.....
h) Có tổ chức;
Về nguyên tắc để tiến hành đòi nợ thì chủ nợ phải khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi bị đơn có hộ khẩu (đăng ký tạm trú) thì mới phù hợp với quy định của pháp luật. Hành vi cưỡng đoạt, khủng bố, đe dọa sẽ đối mặt với nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;