Vay online chưa có khả năng chi trả có bị đi tù?

Chủ đề   RSS   
  • #551597 13/07/2020

    hoanghi123

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay online chưa có khả năng chi trả có bị đi tù?

    Xin chào cô/chú luật sư, cháu xin hỏi 1 vấn đề như sau: Mẹ cháu có vay online 1 khoảng khi dịch bệnh, công việc làm ăn khó khăn. Sau khi dịch bệnh đi qua, công việc vẫn không thuận lợi nên mẹ cháu không còn khả năng chi trả, công ti online đã nhiều lần nhắn tin doạ mẹ cháu bằng những lời lẽ xúc phạm, khiến mẹ cháu vô cùng lo lắng, bố mẹ cháu còn suy nghĩ đến cái chết. Công ty nói sẽ khởi kiện mẹ cháu ra toà bằng điều 140 BLHS. Cháu xin hỏi mẹ cháu có phải đi tù không ạ?

     
    2565 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoanghi123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551598   13/07/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Chào bạn,

    Về nguyên tắc thì có vay sẽ có trả; tuy nhiên trong trường hợp này mẹ bạn gặp khó khăn không có tiền để trả thì Công ty cho vay có thể khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án để đòi số tiền nêu trên.

    Lưu ý, đây là vụ án tranh chấp dân sự nên mẹ bạn không phải đi tù (chỉ khi nào mẹ bạn có dấu hiệu lừa đảo, có tiền để trả mà không chịu trả thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

    Ngoài ra, bạn nên khuyên bố mẹ bạn thật sự bình tĩnh, không nên suy nghĩ tiêu cực.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/07/2020)
  • #551631   13/07/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo thông tin của bạn, mẹ bạn đã vay tiền của người bằng hình thức online nên không còn khả năng thanh toán nợ chứ không phải ngay từ đầu đã cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó mẹ bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu mẹ bạn vay mượn tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả, cố tình lẩn trốn trốn tránh trách nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Tuy nhiên, mmẹ bạn là người trực tiếp vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho những người cho vay. Theo đó, khi mẹ bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì các chủ nợ có thể khởi kiện ra Tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định và yêu cầu mẹ phải trả nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của bản án, hết thời hạn này mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án ra quyết định kê biên các tài sản đứng tên mẹ bạn, các tài sản mà mẹ bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho những người cho vay. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bên cho vay có thiện chí thì gia đình bạn có thể thương lượng với họ để tạo điều kiện về mặt thời gian để bên vay trả nợ hoặc hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thời hạn trả tiền.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.