Trưng cầu giám định được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Tại Khoản 1 ĐIều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Tại Khoản 1 Điều 206 Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong đó có: “Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;”
Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, người thân thích của người bị buộc tội không có quyền được yêu cầu trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà chỉ có đề nghịyêu cầu và cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan công an) xét thấy cần thiết thì mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định và trường hợp trung cầu giám định pháp y tâm thần là một trong những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;