Vay tiền mà không có khả năng chi trả có bị xử lý hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #520488 11/06/2019

    lethidi

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay tiền mà không có khả năng chi trả có bị xử lý hình sự?

    Vay tiền mà không có khả năng chi trả có bị xử lý hình sự?

    Ba em có vay một khoản tiền của ông D để vay lại tiền trong ngân hàng để kinh doanh và chi tiêu cho cuộc sống gia đình, số tiền vay của ông D là khoảng 500tr nhưng sau khi vay lại tiền của ngân hàng xong trên đường về lại làm mất số tiền phải trả cho ông D, xong ba em quyết định bán gần 20 công đất để trả cho ông D, ngân hàng và những chủ nợ khác đã nợ từ trước đó, nhưng tiền bán đất lại không đủ. Tiền nợ ngân hàng là là 1 tỉ 100tr, ông D là 500tr như đã nói ở trên, các chủ nợ khác là khoản hơn 500tr, trong khi sô tiền bán đất lại chỉ khoảng 1 tỉ 800tr, các chủ nợ thấy vậy liền hù dọa làm đơn kiện ba em ra toà trong khi ba em đã hứa là sẽ làm và hàng tháng gửi tiền trả, thậm chí có người cầm dao hăm dọa gia đình em, khiến cho ông nội em luôn trong trạng thái lo lắng sợ hãi có thể gây trầm cảm, vậy trong trường hợp này nếu ba em bị kiện tụng thì có bị xử hình sự không ạ ? Phải giải quyết thế nào ?

     
    49849 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lethidi vì bài viết hữu ích
    admin (17/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520618   12/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản: 

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo thông tin của bạn, bố bạn đã vay tiền của người khác để đầu tư kinh doanh nhưng do làm ăn thua lỗ nên không còn khả năng thanh toán nợ chứ không phải ngay từ đầu đã cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó bố bạn sẽ không bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu bố bạn vay mượn tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả, cố tình lẩn trốn trốn tránh trách nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Bố bạn là người trực tiếp vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho những người cho vay. Theo đó, khi bố bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì các chủ nợ có thể khởi kiện ra Tòa thì Tòa án sẽ ra quyết định và yêu cầu bố phải trả nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bố bạn phải thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của bản án, hết thời hạn này mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án ra quyết định kê biên các tài sản đứng tên bố bạn, các tài sản mà bố bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho những người cho vay. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu bên cho vay có thiện chí thì gia đình bạn có thể thương lượng với họ để tạo điều kiện về mặt thời gian để bên vay trả nợ hoặc hai bên có thể thỏa thuận lại với nhau về thời hạn trả tiền.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    admin (17/06/2019) ThanhLongLS (03/09/2019) Mabuw (07/03/2021)
  • #523214   16/07/2019

    Thanhtung1211
    Thanhtung1211

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không cố ý đánh người gây thương tích 19%

    Tháng 2 vừa rồi em có tham gia 1 trận bóng, khi trận bóng bắt đầu được 15’ thì em và 1 cầu thủ bên kia có xảy ra cãi vã, cãi vã xong thì 1 cầu thủ khác bên kia cãi nhau vs em và lao vào đánh em, đội em thấy thế lao lên can và đánh trả, thì cầu thủ kia chạy và ngã ra ngoài nên bê tông, khi về thì em nhận được tin nhà kia kiện em, và bác sĩ giám định thương tích 19% gãy tay, nhà em đã bồi thường cho nhà kia 90tr, đến bâyh viện kiểm soát đòi nhà em 70tr để không bị truy tố vụ án, em ko biết phải như nào nên nhờ luật sư giải đáp giúp em
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhtung1211 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2019)
  • #523249   16/07/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin cung cấp thì bạn đã đánh người kia   dẫn tới nhiều vết thương trên đầu phải nhập viện cấp cứu - tức có hành vi cố ý gây thương tích cho sức khỏe người khác, nhưng chưa xác định rõ tỷ lệ thương tích bao nhiêu % và bác sĩ giám định thương tích 19% gãy tay, nhà em bạn đã bồi thường cho nhà kia 90tr. Do đó, trên cơ sở kết quả giám định tỷ lệ thương tích, nếu tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có sử dụng hung khí nguy hiểm bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 và căn cứ vào tỷ lệ thương tích cụ thể của anh trai bạn để áp dụng khung hình phạt thích đáng mà các đối tượng trên phải chịu. Cụ thể:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;...”

    Ngoài ra, bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho sức khỏe người bị hại theo quy định pháp luật dân sự. Theo đó, mức bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho quá trình cứu chữa, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất/giảm sút; chi phí và thu nhập bị mất của người chăm sóc anh trai bạn trong thời gian điều trị và khoản bù đắp về tinh thần do hai bên thỏa thuận (không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định).

    Như vậy, nếu hành vi của bạn thuộc Khoản 1 Điều 134 thì đây là trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại; do đó nếu người bị hại rút đơn thì bạn có thể không bị khởi tố hoặc truy tố hay xét xử. Do đó, sau khi đã thỏa thuận về việc đền bù và chạy chữa cho gia đình bị hại thì bạn phải thương lượng thỏa thuận người bị hại đồng ý rút đơn khởi kiện. Theo quy định của pháp luật đối với hành vi cố ý gây thương tích thì cơ quan điều tra chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại nếu hành vi phạm tội rơi vào quy định tại Khoản 1, Điều 134 – Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp này, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trước khi mở phiên tòa xét xử thì vụ án dược đình chỉ.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2019)
  • #526369   26/08/2019

    Xin chào luật sư!

    Trong quá trình làm ăn, tôi có vay 36 triệu đồng tín chấp với Cty FE Credit với thời gian 36 tháng, trả cả gốc và lãi hàng tháng là 1.779.000đ/tháng. Tôi đã trả được 32 tháng, còn 4 tháng Tháng 3 đến tháng 6/2019) do kiệt về kinh tế quá nên tôi chưa trả. Thời gian chậm trả tháng đầu tiên là tháng 3, các bạn tự xưng là bên Cty FE Credit có gọi điện và nói với tôi về việc chậm trả, tôi có nói giờ tôi không có khả năng thanh khoản, chứ tôi không phải không trả nợ và liên tục các bạn ấy 24/24 gọi điện. Thời gian đầu vì xác định mình vẫn sẵn sàng trao đổi để tìm cách trả nợ. Tuy nhiên, các bạn ấy nói giọng như dân xã hội đen đòi nợ: uy  hiếp, quạt lạt, lăng mạ, đe dọa..... rất thiếu văn hóa. Nên tôi không nghe sau đó. 

    Hiện tôi vẫn xác định là có điều kiện dù nhỏ cũng trả và muốn tìm cách để giảm thiểu khoản cần trả. Vì vay 36 triệu, tôi đã trả 32 x 1.779.000 đ = 56.928.000đ rồi. 

    Tôi xin phép hỏi luật sư: Tôi đã vi phạm pháp luật điều khoản gì và chế tài tương ứng?

    Trân trọng cảm ơn luật sư?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dieulinh789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2019)
  • #526476   27/08/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điều 466 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay: 

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

     3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

     Theo quy định trên, bên vay sẽ có nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn đã thỏa thận trong hợp đồng. Khi bên vay không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi đơn khởi kiện dân sự về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn không còn bất kỳ tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này. Nếu bạn chỉ mất khả năng chi trả, không có dấu hiệu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản,không đưa ra thông tin gian dối để ngân hàng cho vay và chiếm đoạt số tiền đó thì không có căn cứ truy cưu trách nhiệm hình sự.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2019) dungdb7 (29/08/2019) Dieulinh789 (27/08/2019)
  • #526754   29/08/2019

    dungdb7
    dungdb7

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Xin chào luật sư! chúc luật sư và gđ sức khỏe, thịnh vượng! tôi có một trường hợp của cô tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp. 

    Cô tôi có cho bạn vay 280.000.000đ từ năm 2012, khi đó bà bạn có chuyển nhượng đất mang tên bà cho cô mình để làm tin, hai bên thống nhất khi nào trả đủ tiền thì chuyển nhượng lại đất. Mảnh đất chuyển nhượng tuy mang tên bà kia nhưng thực ra là đất của mẹ đẻ bà ấy, già yếu nên nhờ bà đi làm hộ sổ đỏ từ nhiều năm trước và bà đó đi làm xong ko chuyển lại sổ đỏ cho mẹ mình. Đến cuối năm 2013, bà bạn kia vay tiếp nhiều lần nữa với tổng số tiền là 900.000.000đ nữa, đến nay ko trả tiền cho cô mình, đất trc kia chuyển nhượng thì sổ đỏ đã mang tên cô mình nhưng người nhà bà kia đang sinh sống trên thửa đất đó, ko chịu giao đất. Thời điểm cho vay 2012 và 2013 thì cô mình cho vay với lãi suất là 3.000đ/ triệu/ ngày vì cô mình biết lúc đó cho vay thế ko bị chịu tội, nhưng bây giờ hình như cho vay 3.000đ cũng đã chịu tội cho vay nặng lãi.

    Cô mình muốn khởi kiện bà kia tội lừa đảo nhưng sợ cho vay 3.000đ/ ngày có chịu tội cho vay nặng lãi không? Nhờ luật sư tư vấn. Chân thành cảm ơn!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungdb7 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019)
  • #526776   29/08/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi là trường hợp người mua không chịu tìm hiểu rõ tình trạng pháp lý của đất đai, lại đưa tiền dễ dàng cho người bán đất mà không thực hiện đúng quy định về chuyển nhượng đất đang xảy ra rất nhiều. Thậm chí không ít trường hợp ngay từ đầu người mua biết mảnh đất đó không đảm bảo mặt pháp lý như giấy tờ  đứng tên người khác nhưng do vẫn dại dột đặt cọc mua mảnh đất đó.

    Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy đặt cọc là biện pháp để bảo đảm việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đặt cọc là giao dịch dân sự nên cần đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

    Xét trường hợp người bán đất là chủ sử dụng hợp pháp của lô đất ký kết hợp đồng đặt cọc với người mua thì đây là quan hệ dân sự. Vì lý do người bán thay đổi ý chí không muốn bán đất cho người mua nữa hoặc có người khác mua giá cao hơn thì họ muốn bán cho người khác. Do đó, trường hợp này, người bán ngay từ đầu không có ý định chiếm đoạt tài sản nên chỉ xử lý theo trách nhiệm dân sự.

    Tuy nhiên, để xử lý hình sự về tội lừa đảo thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được ba yếu tố là có hành vi chiếm đoạt tài sản, có thủ đoạn gian dối và có ý thức chiếm đoạt tài sản đó là hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác không phải của mình cho người mua. Người bán đất nhận đặt cọc về lô đất đó có thể bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2019) Mabuw (07/03/2021)
  • #526889   30/08/2019

    dungdb7
    dungdb7

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Có phạm tội ko

    Vậy xin luật sư cho biết thời điểm 2012 cô mình cho vay với lãi suất 3.000d/ ngày mà bây giờ muốn khởi kiện thì có chịu tội cho vay nặng lãi ko?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungdb7 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2019)
  • #526894   30/08/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn không nói rõ số tiền cô bạn cho vay và lãi suất cho vay nên tôi không có căn cứ xác định có thể tố giác hành vi cho vay với lãi suất cao tới cơ quan công an hay không? 

    Theo quy định, cô bạn cho vay tiền thì người vay phải có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất không được lớn hơn mức mà Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”.

    Khi xảy ra tranh chấp, pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền cho vay. Tuy nhiên, việc trả vốn cụ thể như thế nào thì sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên, nếu bên cho vay kia đồng ý thì người vay có quyền trả vốn dần theo từng tháng.

    Trường hợp này, cô bạn có thể nhờ đến ủy ban nhân dân xã, phường nơi một trong hai bên cư trú để giúp đỡ trong quá trình thương lượng.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2019)
  • #527391   01/09/2019

    dungdb7
    dungdb7

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Lãi suất 3.000d/triệu/ngày

    Cô e cho vay khoảng 300tr thời điểm 2012. Lãi suất 3.000d/triệu/ngày ạ! Kính mong luật sư tư vấn!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungdb7 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527393   01/09/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng. Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:

    1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666%  = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 30%/tháng).

    Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527429   02/09/2019

    dungdb7
    dungdb7

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật cũ hay mới

    Theo như lời luật sư thì áp dụng luật hình sự 2015 thì phạm tội cho vay nặng lãi. Nhưng thời điểm cho vay 2012 vậy áp dụng luật hình sự 1999 hay luật hình sự 2015 ạ!!!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungdb7 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527534   02/09/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

    “1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Hành vi cho vay lãi nặng: khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
    Như vậy, theo quy định trên thì có thể hiểu nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản từ mười lần trở lên của Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là cho vay lãi nặng

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #532742   09/11/2019

    Đánh nhau gây thương tích rách da đầu khâu 3 khâu

    Dạ em xin chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn hộ em một vụ việc ạ. Anh trai em đánh nhau với người hàng xóm và hậu quả là người hàng xóm bị rách da đầu và khâu 3 khâu. theo hồ sơ bệnh án của bác sĩ thì vết thương không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bệnh nhân. sau khi khâu vết thương chỉ cần uống thuốc và vệ sinh vết thương đến khi lành miệng viết thương là được. Gia đình em cũng đã chủ động đưa nạn nhân đến bệnh viện để khâu vết thương và lo toàn bộ chi phí khâu vết thương chụp hình kiểm tra tình trạng vết thương và thuốc theo đơn của bác sĩ.

    Nguyên do của sự việc là người bị thiệt hại gây là người có hành vi gây sự và đánh anh trai của em trước với lý do là xin anh trai em được nhậu cùng nhưng không được anh trai em đồng ý thế là gây sự đánh anh trai em trước do bị đánh trước nên không kìm chế được anh trai em đã đánh lại và hậu quả như em đã nêu ơ trên. Vậy Luật sư cho em hỏi trường hợp anh trai của em sẽ bị quy vào tội danh gì? và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanthianhthu_6591 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/11/2019)
  • #532949   14/11/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: 

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    ...”

    Như vậy cần phải xem xét mức độ tổn thương cơ thể của người bị đánh là bao nhiêu phần trăm và hung khí người phạm tội ở đây là gì thì mới có thể xác định được hành vi của anh trai bạn có cấu thành tội cố ý gây thương tích hay không? Nếu người gây thương tích chưa đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích thì chỉ bị phạt hành chính về hành vi đánh nhau căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/11/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;