Điều 623 BLDS

Chủ đề   RSS   
  • #520147 07/06/2019

    bao_sg

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều 623 BLDS

    Cha mẹ tôi có mua 1 căn nhà năm 1975 gia đình cùng sống chung sau đó anh chị em ra riêng chỉ có anh hai  tôi ở lại sống cùng cha mẹ, năm 1993 ông bà mất và đã không để lại di chúc và cuộc sống vẩn tiếp diễn bình thường.

    Ngày 1/1/2017 điều 623 BLDS quy định thời hiệu thừa kế chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sàn đó. Vậy theo điều 623 BLDS thì anh hai tôi sẽ có toàn quyền sở hữu di sản của cha mẹ tôi để lại mà không phải chia theo thừa kế cho những người con còn lại có đúng không.

    Vậy làm gì để ngăn chặn điều 623 BLDS nếu anh hai tôi có ý chiếm hữu ngôi nhà mà anh ấy đang quản lý gần 30 năm.

    1. Thưa ra luật sư hoà giải trong 3 lần
    2. Thưa ra toà án

    Nếu trong thời gian tố tụng mà vẩn chưa giải quyết ổn thoả mà thời hiệu thừa kế chia di sản đã qua 30 năm thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý hay không hay một khi có tố tụng thì điều 623 BLSD sẽ bị ngưng lại.

    Kính mong luật sư tư vần dùm.

    Xin chân thành cám ơn.

     

     
    7911 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bao_sg vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520181   08/06/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Như bạn đã nêu ở trên, về nguyên tắc, khi bố mẹ chết không để lại di chúc, mọi tài sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, là anh em ruột trong gia đình. Việc người anh, một mình tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ của cả hai mảnh đất mà không chia cho bạn là sai. Tuy nhiên, việc bạn muốn đòi lại tài sản thừa kế thì phải xem xét đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

    Nếu vụ việc xảy ra cách đây đã hơn 30 năm nên chúng ta sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về thời hiệu khởi kiện vụ án. Cụ thể:

    Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình:

    “2.2. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”.

    Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

    b) Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự”.

    Như vậy, với trường hợp của bạn nêu thời hiệu khởi kiện là 30 năm, được tính từ khoảng thời gian cha mẹ chết đến nay. Sau khoảng thời gian này, bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản nữa. Trường hợp này, bạn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản theo hình thức tài sản chung giữa những đồng sở hữu mà thôi. Nếu người anh bạn không thừa nhận hai mảnh đất đó là tài sản chung chưa chia, thì Tòa án cũng không thể giải quyết giúp bạn đòi quyền lợi được. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì cha mẹ bạn mất năm 1993 thì thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn (chưa đủ 30 năm) thì các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản và việc chia tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận. Khi không thỏa thuận được một trong các bên có tranh chấp vẫn có thể yêu cầu Toà án giải quyết khi thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế vẫn đang còn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/06/2019) bao_sg (10/06/2019)
  • #520825   15/06/2019

    bao_sg
    bao_sg

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều 623 BLSD về thời hiệu chia di sản sau 30 năm

    Xin chào luật sư,
     
    Xin luật sư cho tôi hỏi về điều 623 BLDS chia di sản. Ba mẹ tôi có mua 1 căn nhà trước 1975. Năm 1993 ông bà mất và không để lại di chúc thừa kế cho ai. Anh em tôi có gia đình và ra riêng, anh Hai chúng tôi ở lại cho tới bây giờ.
     
    Do gia đình không tìm được tiếng nói chung và anh Hai tôi có ý định dựa trên điều 623 BLDS sau 30 năm thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản.
     
    Vậy luật sư cho tôi hói có cách nào ngăn điều luật này lại không ngoài tố tụng ra Tòa và nếu trong thời gian Tòa thụ lý mà thời hiệu hết hạn vậy anh Hai tôi có quyền thừa hưởng di sản sau 30 năm nữa không.
     
    Xin cảm ơn và trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bao_sg vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2019)
  • #520844   15/06/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Quyền thừa kế không phải là vô thời hạn mà phải có thời hạn nhất định do pháp luật quy định, đó là thời hiệu. “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sịnh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do Luật quy định”. Theo đó Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định :

    “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với  động sản, kể thừ thời hiệu mở thừa kế. hết thời hạn này thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; 

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 

    Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3.Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

    Tuy nhiên có trường hợp thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế có thể không được áp dụng nếu các đồng thừa kế đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung. Theo đó, khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
    Như vậy, nếu trường hợp của bạn có văn bản xác nhận là đồng thừa kế và xác nhận di sản để lại chưa chia, kèm theo thỏa thuận phân chia di sản, thì bạn mới có quyền sở hữu 1 phần di sản trên theo thỏa thuận phân chia. Ngược lại, một trong các bên không thừa nhận là di sản hoặc đã phân chia rồi thì bạn không đủ yêu cầu chia tài sản chung.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.