Tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.
Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP về nguyên tắc khen thưởng có quy định: “Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.”
Như vậy, viên chức từ đầu năm đã đăng ký danh hiệu thi đua mức thấp (lao động tiên tiến) nhưng cuối năm đạt thành tích đủ chuẩn thì có thể được xem xét được công nhận danh hiệu thi đua mức cao hơn nếu đạt đủ các điều kiện theo quy định. Trên thực tế có trường hợp chưa được bình bầu là “Lao động tiên tiến” nhưng có sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao thì được đề nghị đặc cách công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;